Cuộc chiến trong đảng ngày càng khốc liệt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo tin VietnamNet, ngày 13 tháng 4 vừa qua, Thường trực Chính phủ thảo luận báo cáo về 12 dự án ngàn tỉ bị thua lỗ để gửi lên Bộ Chính trị cho ý kiến. Đây chắc hẳn là những công việc chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 5 sắp tới, nơi mà sân khấu diễn ra các vụ tranh chấp quyền lực cũng như dàn xếp những câu chuyện nội bộ của đảng khi những đấu đá giữa các phe bất phân thắng bại.

Theo các con số trên những phương tiện thông tin, 12 dự án thua lỗ, đó là:

1/ Nhà máy Bột Giấy Phương Nam: 3.000 tỉ
2/ Nhà máy Đạm Ninh Bình: 12.000 tỉ
3/ Nhà máy Gang thép Thái Nguyên: 8.100 tỉ
4/ Nhà máy Ethanol Phú Thọ: 2.500 tỉ
5/ Nhà máy Ethanol Dung Quất: 2.100 tỉ
6/ Nhà máy Ethanol Bình Phước: 1.700 tỉ
7/ Công ty tàu thủy Dung Quất: 5.095 tỉ
8/ Công ty PVTex Đình Vũ: 7.000 tỉ
9/ Nhà máy Đạm Hà Bắc: 11.000 tỉ
10/ Nhà máy DAP Lào Cai: 5.170 tỉ
11/ Nhà máy DAP Đình Vũ: 2.764 tỉ
12/ Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung (mỏ sắt Quý Xa và Nhà máy gang thép Lào Cai, thuộc Vinasteel): 3.300 tỉ.

Với tổng số thua lỗ của 12 dự án khoảng chừng 64 ngàn tỉ đồng (tương đương 3 tỉ đô la Mỹ), hẳn cũng không thấm vào đâu so với khoản nợ công của Việt Nam đã lên tới 130 tỉ đô la Mỹ. Đã từ lâu, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường vẽ ra nhiều dự án để tìm kiếm thu lợi cá nhân hoặc về cho phe nhóm của mình, thì câu chuyện sử dụng các khoản nợ công, đầu tư vào những dự án để rồi bị thua lỗ như trên là điều rất hiển nhiên. Câu hỏi đặt ra là với khoản nợ công khổng lồ đó, sẽ còn nhiều dự án khác cũng trong tình trạng thua lỗ và kém hiệu quả, nhưng tại sao đảng không quan tâm tới mà chỉ xét đến 12 dự án nêu trên?

Sự thật 12 dự án này đa số là những dự án do Tập Đoàn Dầu Khi dưới thời Đinh La Thăng đầu tư. Vì thế, sự kiện ông Trọng cho thiết lập báo cáo 12 dự án thua lỗ phải chăng chuẩn bị đánh Đinh La Thăng đàn em của Nguyễn Tấn Dũng?

Như đã nói ở trên, việc Bộ chính trị đi vào mổ sẻ 12 dự án thua lỗ chắc hẳn nằm trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 5, theo dự trù là tuần lễ thứ hai của Tháng 5 tới đây. Như vậy, có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng muốn cố thực hiện nốt những “ấp ủ” của mình kể từ sau đại hội 11, trước khi rời khỏi chính trường như dự kiến?

Quan sát động thái 12 dự án thua lỗ, có thể rút ra được một số kết luận sau đây:

– Cuộc đấu đá giữa phe ông Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tiếp diễn.
– Ông Trọng vẫn còn cay cú với những thất bại trước ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà ông đã phải “ngậm bồ hòn” trong suốt thời gian dài từ sau đại hội 11 đến đại hội 12.
– Phe đảng của ông Trọng phần nào đã quản lý được vai trò Thủ tướng, không để như tình trạng lạm quyền như dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng.

Điều hiển nhiên ai cũng thấy rõ là cuộc chiến giữa hai phe ông Trọng và ông Dũng chưa chấm dứt. Cần nhắc lại là cuộc đấu đá này bắt đầu từ khoảng đầu năm 2012, lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quyết hạ thấp vai trò và quy lỗi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong các vụ làm kinh tế thua lỗ từ năm 2007.

JPEG - 80.2 kb
Việc ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu bên Chính phủ thiết lập hồ sơ 12 dự án thua lỗ phải chăng chuẩn bị đánh Đinh La Thăng, đàn em của Nguyễn Tấn Dũng? Ảnh: zing.vn

Một loạt những chiêu đòn được phe ông Trọng đưa ra để tấn công vào ông Dũng trong thời gian này (2012 – 2016) nhằm lấy lại một số trách nhiệm tập trung trong tay ông Dũng từ năm 2006 khi ông Dũng được đưa lên làm Thủ tướng. Đó là 4 lãnh vực đã giúp ông Dũng xây dựng một “đế chế” riêng của mình là: kinh tế, phòng chống tham nhũng, ngoại giao và an ninh trật tự xã hội (công an).

Ông Trọng đã đưa Vương Đình Huệ, từ Bộ trưởng Tài chính sang làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, kéo Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Đà nẵng ra làm Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Biện pháp này, theo tính toán của ông Trọng là nhằm dùng hai ông Huệ, Thanh và các ban mới lập, làm đối trọng với vai trò Thủ tướng của ông Dũng. Cũng nên nhớ lại rằng ông Dũng trong thời gian làm Thủ tướng đã tận dụng hết vai trò Thủ tướng để thu vén về mình và phe nhóm qua việc bổ nhiệm những bộ trưởng, những Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty như những người nhà. Có thể nói là ông Dũng đã thao túng gần như hoàn toàn giới lãnh đạo Việt Nam trong 10 năm làm Thủ tướng.

Rồi những đòn tiếp theo như là việc bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo, kế hoạch đưa ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ vào Bộ chính trị, ông Trọng đã cố theo đuổi đến cùng, với ý định tăng cường thế lực phe đảng, đủ làm đối trọng với phe chính phủ của ông Dũng.

Nhưng phải nói rằng hầu hết những đòn của ông Trọng trong thời gian này đều bị ông Dũng bắt bài và vô hiệu hóa.

Cuộc chiến giữa hai phe ông Trọng và ông Dũng tiếp tục căng thẳng tại đại hội 12. Đã có lúc tưởng rằng ông Dũng sẽ làm tổng bí thư. Chỉ đến khi ông Trọng dùng lá bài cuối cùng, ra đòn tấn công trực diện vào gia đình ông Dũng thì những dàn xếp của đại hội mới đạt được. Theo đó, ông Dũng rút lui với cam kết của phe đảng là sẽ không truy xét lại những trách nhiệm của ông Dũng trong thời gian làm thủ tướng và ông Trọng sẽ chỉ làm tổng bí thư một nửa nhiệm kỳ.

JPEG - 142.9 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12 ngày 28/1/2016. Ảnh: AP

Sau đại hội 12 cuộc chiến giữa hai phe đảng và phe chính phủ đã tạm thời lắng xuống nhưng không phải vì thế mà nó đã kết thúc. Phe ông Dũng không phải đã thất thế hoàn toàn. Phe đảng của ông Trọng tuy dần xác lập thế vững hơn, đã phần nào chi phối và quản lý được chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng vẫn dè dặt cảnh giác với đàn em của ông Dũng. Ông Trọng đang bắt đầu tiến hành kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” nhằm vào đám đàn em của ông Dũng, như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh.

Không phải ngẫu nhiêu, một người phía Bắc như Đinh La Thăng lại giữ chức Bí thư TP HCM. Đây là việc chưa từng có tiền lệ và chắc hẳn là một kết quả của sự dàn xếp sau đại hội 12 giữa hai phe. Đàn em của ông Dũng đã quy tụ lại vào phía Nam, tiếp tục bảo vệ những lợi ích còn lại của ông. Điều này cũng chứng tỏ phe ông Dũng chưa hẳn đã lép vế hoàn toàn.

Việc lôi 12 dự án thua lỗ ra thành một nội dung của Hội nghị Trung ương 5 thể hiện, ông Trọng vẫn còn khá cay cú với những thất bại trước đây với ông Dũng. Không trả thù được trực tiếp được với ông Dũng thì nhằm vào đàn em. Làm như vậy, ông không những bắn cho dư luận thấy rằng ông vẫn quyết tâm theo đuổi việc quy lỗi những thất thoát trong làm ăn kinh tế thời gian trước là do phe chính phủ của ông Dũng gây ra, mà còn gỡ gạt được những cay cú trước đây ông đã phải “ngậm bồ hòn làm ngọt.”

Nhất là mới đây, trong Hội nghị Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương, ông Trọng lại tiếp tục ra lệnh cho các cơ quan “bằng mọi giá” phải bắt cho được Trịnh Xuân Thanh đưa về nước “xử tội”. Điều này cho thấy là vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát ra hải ngoại là một thất bại lớn của ông Trọng và cũng cho thấy những đòn đánh tham nhũng hiện này chỉ nhằm khỏa lấp sự thất bại này trước dư luận mà thôi.

Tóm lại, sự kiện ông Trọng yêu cầu chính phủ bên ông Nguyễn Xuân Phúc thiết lập hồ sơ 12 dự án đầu tư thua lỗ ngàn tỉ nộp cho Bộ chính trị, chỉ là đòn hỏa mù mới nhắm vào Đinh La Thăng, đàn em còn tại chức của Nguyễn Tấn Dũng. Trọng sẽ dùng các dữ kiện trong báo cáo để buộc Thăng phải quy hàng nếu muốn tiếp tục giữ ghế Bí thư Thành Ủy Hồ Chí Minh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.