Tàu không hợp tác – Ta chẳng đấu tranh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nội trong ngày 26 tháng 11 vừa qua, hai tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá ngư cụ, ngư sản nhiều lần tại khu vực biển Hoàng Sa. Những ngư dân khốn khổ Việt Nam phải lạy lục bọn cướp biển mang danh nghĩa “cơ quan thi hành pháp luật Trung Quốc“, mới được chúng tha cho mạng sống để cùng những con tàu đánh cá đầy thương tích “may mắn“ về được đến bến nhà Quảng Ngãi trong nỗi hoảng loạn cùng cực. Nói “may mắn“ là vì đã bao nhiêu lần tàu đánh cá của ngư dân ta gặp tàu Trung Quốc, người thì bị bắn giết, tàu thì bị đâm chìm ngay trên biển nhà.

Chuyện hai con tàu đánh cá của ông Đỗ Thành và Phạm Ý vừa kể chỉ là hai trường hợp mới nhất trong hàng ngàn vụ “tàu lạ đâm chìm tàu ta“ diễn ra suốt hơn 10 năm qua. Những chuyện thương tâm mà ngư dân Việt Nam phải chịu đựng trong bối cảnh như được ngư dân Đỗ Thành kể lại: Nhà nước kêu đi ra Hoàng Sa để bám biển giữ cho Nhà nước thì mình ra làm chứ có biết gì đâu! Chỗ nào Nhà nước bảo đi làm thì mình đến thôi. Đi đánh bắt thì chẳng có tàu hải quân nào bảo vệ“(1). Chắc chắn cảnh này sẽ còn tiếp diễn ngày nào đảng CSVN còn coi Bắc Kinh “vừa là thầy vừa là anh”. Thái độ của lãnh đạo đảng CSVN trước việc Trung Quốc gặm nhấm dần chủ quyền biển đảo Việt Nam từ xưa đến nay đã chứng minh quá rõ điều này.

Chính vì vậy mà dân chúng bật ra nhiều câu hỏi khi thấy tại kỳ họp quốc hội vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đối sách trên biển Đông của Việt Nam là: “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh“ với Trung Quốc. Hợp tác như thế nào? Đấu tranh ra làm sao?

Về phía Trung Quốc thì những hành động thù nghịch, gây rối liên tục trên biển Đông của họ gần như đã được các cơ quan truyền thông nhiều nước đề cập đến thường xuyên, nên có lẽ không cần liệt kê chi tiết nữa. Nhưng có thể tóm gọn bằng lời nhận định của Đô Đốc Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Mỹ ở Thái Bình Dương, trong cuộc họp báo tại Trung tâm Đông-Tây, Hawaii hôm 28-8 rằng: những hành động của Trung Quốc ở biển Đông là những hành vi khiêu khích, gây rối và vô trách nhiệm (2).

Về phía Việt Nam thì phải kể đến hai loại phản ứng: từ phía dân chúng và từ phía nhà cầm quyền. Đối với người dân, trước những vụ tàu ngư dân ta bị bọn giặc Tàu hiếp đáp trên vùng biển của ta đến nỗi ngư dân ta phải lạy chúng mới tha, người Việt khắp nơi không chỉ thấy đau lòng mà còn phẫn nộ. Nếu phẫn nộ về sự tàn ác và khiêu khích trắng trợn của Tàu một, thì phẫn nộ gấp mười những kẻ cầm quyền Việt Nam cực kỳ hung tợn với đồng bào mình, nhưng lại vô cùng hèn nhát với giặc. Bởi vậy câu ’’hèn với giặc, ác với dân“ đã trở thành câu nói nằm lòng của dân chúng khi nói về chế độ. Đối với dân chúng thì chế độ tại Việt Nam chỉ có được một sản phẩm tốt, đó là đoạn băng phản đối Trung Quốc của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam. Dù đã phát đi phát lại không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn “tốt“ như lúc đầu, không sai lấy một chữ.

Còn phản ứng của nhà cầm quyền là đùn cho ngư dân tay không ra bám biển để bảo vệ chủ quyền đất nước. Quân đội dù đã được chi biết bao ngân quĩ quốc gia để sắm mua vũ khí nhưng tất cả được lệnh “không làm phức tạp thêm tình hình” nên chỉ ngồi trên bờ để quan sát và gắn thêm hàm tướng cho nhau. Ở cấp lãnh đạo thượng tầng, họ chỉ biết thay nhau ca ngợi tầm quan trọng của “tình hữu nghị Việt – Trung“. Tướng Phùng Quang Thanh đã nói như vậy tại Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng các nước ASEAN. Không những thế, trong khi các quốc gia đều quan tâm đến tình hình Trung Quốc gây bất ổn ở biển Đông và thương cảm Việt Nam thì tướng Thanh coi những “va chạm“ với Trung Quốc là “chuyện gia đình“ (như hàm ý Việt Nam là một phần của Trung Quốc theo đúng tinh thần Hội nghị Thành Đô). Điệp khúc ca ngợi tầm quan trọng của “tình hữu nghị Việt – Trung“ cùng “16 chữ vàng“ cũng được các giới chức cao cấp cả Việt Nam lẫn Trung Quốc lập lại sau chuyến 13 tướng lãnh Việt Nam và tướng công an Trần Đại Quang sang chầu Bắc Kinh.

Từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào mùa hè năm nay, Bắc Kinh đã chứng minh cho cả thế giới thấy họ muốn đưa giàn khoan vào lãnh hải của Việt Nam lúc nào thì đưa, muốn rút đi lúc nào thì rút, và nay đang công khai chuẩn bị đưa 9 giàn khoan mới vào biển Đông sau mùa biển động. Cùng lúc, Bắc Kinh tiếp tục ngang nhiên gia tăng việc bơm cát mở rộng, tôn tạo các đảo, các bãi ngầm mà Trung Quốc đã lấn chiếm thành những căn cứ quân sự; tiếp tục tông chìm tàu bè, hiếp đáp ngư dân Việt Nam.

Trong khi đó, lãnh đạo Việt Nam chỉ biết tiếp tục cho toàn đảng học tập “Mỹ mới là kẻ thù chính và lâu dài“; và tiếp tục chính sách “ba không“ về quốc phòng (3).

Rõ ràng thực tế suốt một thập niên qua cho thấy: BẮC KINH KHÔNG HỀ HỢP TÁC và HÀ NỘI CHẲNG HỀ ĐẤU TRANH.

Qui luật trên đã được ông Nguyễn Phú Trọng gián tiếp xác nhận một lần nữa trong buổi tiếp xúc với “cử tri“ Hà Nội vào ngày 6/12/2014: “Xung quanh vấn đề biển Đông có ý kiến nói là chúng ta mềm quá phải kiên quyết hơn nữa. Vậy kiên quyết hơn thì phải làm thế nào? Đây là vấn đề rất lớn và trung ương chỉ đạo chặt chẽ. Trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan thì Bộ Chính trị họp liên tục. Chúng ta phối hợp rất nhiều biện pháp, huy động sức mạnh tổng hợp để đấu tranh…“(4). Đây là bài học thuộc lòng bất biến được dùng trong suốt một thập niên qua, nếu dịch ra tiếng Việt chỉ có nghĩa là không có việc làm cụ thể nào cả! Hay nói cách khác, lãnh đạo đảng đã họp vô số lần nhưng không biết phải làm gì cả! Ngay cả quốc hội Việt Nam cũng không dám ra một nghị quyết nào về biển Đông, mà phải chờ quốc hội Mỹ ra nghị quyết rồi “ăn theo“.

Chính vì thế mà nhiều chuyên gia Việt Nam đã vô cùng chán nản khi góp hết tâm huyết cố thuyết phục việc kiện Trung Quốc ra trước quốc tế để bảo vệ chủ quyền, nhưng Hà Nội vẫn chỉ ngồi bất động. Hà Nội không dám kiện, nhưng lại “ăn theo“ Phillipine khi nước này kiện Trung Quốc. Hôm 5/12 vừa qua, Hà Nội chuyển đến Toà án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) một tuyên bố chính thức về các “quyền lợi ích” của mình ở Biển Đông. Một việc mà Giáo sư Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, gọi là “kiện cửa sau“ (5) và chỉ là “hành động tối thiểu“ mà Hà nội dám làm. Lãnh đạo đảng không dám nhắc đến cả từ “chủ quyền Việt Nam” trong công văn nói trên.

Tóm lại, “vừa hợp tác vừa đấu tranh“ của lãnh đạo đảng CSVN là như thế. Nghĩa là vẫn theo sát lời dạy của đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường trong cuộc họp báo tại Hà Nội đầu năm 2010: “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại“(6).

Trong bài “Tháng 12 ngoài Gạc Ma“ trên trang điện tử báo Thanh Niên ngày 07/12 (7), nhà báo Mai Thanh Hải đã thuật lại, khi những người lính trên tàu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng đến gần đảo Gạc Ma trong một chuyến công tác, nhìn thấy Trung Quốc chỉ trong vài tháng đã biến đổi bãi đá san hô ngầm mà họ đã đánh chiếm trái phép từ tay những người lính hải quân nhân dân Việt Nam, thành căn cứ quân sự của họ. Các chiến sĩ hải quân tàu HQ-011 “Khuôn mặt ai cũng sắt lại, uất ức, từ vị đại tá già cho đến cậu chiến sĩ mới nhập ngũ. Đây Gạc Ma – bãi đá thiêng liêng của Tổ quốc đã bị Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ công binh hải quân Lữ đoàn 83, Lữ đoàn 146 bảo vệ đảo Trường Sa, Học viện Hải quân, Đoàn đo đạc bản đồ Bộ Tham mưu hải quân, Lữ đoàn tàu 125, và bắn cháy, bắn chìm 3 tàu vận tải HQ-604, HQ-605, HQ-505 của chúng ta, trong buổi sáng 14.3.1988.“

Điều mà có lẽ nhà báo Mai Thanh Hải và các chiến sĩ trên tàu HQ-011 không biết là sự bi thương vừa kể cũng đến từ sự “hợp tác“ của Bộ Chính Trị đảng CSVN với Bắc Kinh qua lệnh “không được nổ súng“ để tự vệ và bảo vệ Gạc Ma. Trước đó nữa là “sự hợp tác“ bằng công hàm Phạm Văn Đồng; và sau đó là hội nghị Thành Đô, các hiệp định phân định biên giới trên bộ và trên biển,… Tất cả đã đặt nền tảng cho tình cảnh biển Đông ngày hôm nay.

– – –

Ghi chú

1. http://www.rfa.org/vietnamese/in_de…>http://www.rfa.org/vietnamese/in_de…]

2. http://www.washingtontimes.com/news…>http://www.washingtontimes.com/news…]

3. Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

4. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141207/khon-kheo-de-bao-ve-chu-quyen/681645.html

5. http://vi.rfi.fr/20141212-bien-dong//

6. Tôn Quốc Tường, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: “Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại“ http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/201001/Cho-dieu-kien-chin-muoi-giai-quyet-tranh-chap-bien-Dong-888092/

7. Tháng 12 ngoài Gạc Ma, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141206/thang-12-ngoai-gac-ma.aspx

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.