Thảm họa của đảng CSVN được báo trước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi đến Bắc Ninh dự ngày hội Đại đoàn kết dân tộc vào sáng 13 Tháng 11 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cao hứng phát biểu: “Tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả, nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Không biết đứng trên sự lượng giá nào mà ông Trọng lại có cái nhìn lạc quan “tếu” như thế, chẳng lẽ nhờ chủ trương chống tham nhũng đồng thời sống chung với tham nhũng mà ông Trọng ráo riết hô hào từ năm 2011 cho đến nay, khiến nước ta chưa bao giờ được như thế này chăng?

Trong bối cảnh một năm sắp hết, ta thử nhìn qua bộ máy đảng CSVN trong năm 2016 để lượng định xem đảng này đã làm được gì “khiến nước ta chưa bao giờ được như thế này”, trong khi thực tế cho thấy là Việt Nam đang đối diện bốn nguy cơ sinh tử: Tham nhũng hết thuốc chữa; ô nhiễm môi trường trầm trọng; kinh tế trên bờ vực khủng hoảng hết tiền; rối loạn thượng tầng lãnh đạo có nguy cơ bùng nổ.

JPEG - 47 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đảng 12 vào Tháng 1,2016. Ảnh: REUTERS

Điều có thể nói trước tiên mà không sợ sai, năm 2016 là năm lao đao vất vả nhất của đảng CSVN. Tháng 1, 2016, sự kiện Đại hội đảng lần thứ 12 diễn ra trong sóng gió; đấu đá nội bộ lúc ngấm ngầm lúc công khai biến đại hội thành một đấu trường La Mã kiểu mới.

Nhiều đòn phép được tung ra giữa các phe phái mà cuối cùng ông Trọng giành được chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 2 trong tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Từ sự thất thế của Nguyễn Tấn Dũng, phía sau hậu trường Đại hội 12 đã mặc nhiên hình thành hai thế lực tiếp tục kình chống nhau không kém phần quyết liệt.

Những tưởng sau khi Đại hội 12 kết thúc, ông Trọng và phe nhóm của ông sẽ cùng nhau thăng tiến trên con đường hoan lộ, cùng nhau chia chác bổng lộc trong bộ máy cầm quyền. Họ tin rằng phen này đã tiêu diệt được đám “lợi ich nhóm” của Nguyễn Tấn Dũng. Nhất là vào thời điểm này, phe nhóm giáo điều của ông Trọng có vẻ như đã đạt được nhiều thắng lợi trong thế tiếp tục đu dây chính trị giữa Mỹ và Trung Cộng, sau chuyến đi Hoa Kỳ kết thân vào Tháng 7, 2015 của Nguyễn Phú Trọng.

Thế nhưng chính năm 2016 lại trở thành một đêm dài đen tối, mang đến nhiều đe dọa cho quyền lực đảng CSVN hơn bao giờ hết. Vì sau khi loại trừ được đối thủ Nguyễn Tấn Dũng và chưa củng cố uy quyền được bao lâu thì đảng CSVN phải đối diện với thảm họa môi trường trên 4 tỉnh Miền Trung do Công ty Formosa gây ra.

Sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra vào đầu Tháng 4 không chỉ để lộ sự yếu kém trong cách giải quyết của chế độ mà còn cho thấy thảm họa của đất nước sau 30 năm đổi mới kinh tế.

JPEG - 52.4 kb
Công an ngăn chận người dân biểu tình vụ cá chết hàng loạt tại Miền Trung. Ảnh: REUTERS

Dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra sức gian dối, vòng vo bao che cho Formosa là thủ phạm chính mà ai cũng thấy. Thái độ vô trách nhiệm này của chính phủ khiến người dân vô cùng phẫn nộ, làm bùng lên những cuộc biểu tình từ Hà Nội đến Sài Gòn đòi bảo vệ môi sinh, minh bạch thảm họa cá chết do đâu. Thay vì tôn trọng nguyện vọng dân chúng, nhà cầm quyền CSVN đã ra tay đàn áp bằng bạo lực mong dập tắt những đòi hỏi chính đáng của người dân.

Nhưng đó cũng chỉ mới là bước khởi đầu cho một thời kỳ không lối thoát của đảng. Để khỏa lấp vụ Formosa, Tháng 6, 2016 đích thân ông Nguyễn Phú Trọng dàn dựng và tung ra chiến dịch đả hổ diệt ruồi với một loạt tấn công phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng mà con mồi đầu tiên là Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Trọng và các cố vấn nghĩ rằng đây là một khởi đầu nắm chắc sự thành công trong tay vì Thanh chỉ là một viên chức cấp trung dù có lúc đã đứng đầu Tổng công ty PVC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Nhưng nào ngờ mẻ lưới của Trọng bị thủng ở chỉ thị 15, Thanh là đảng viên chưa bị “xử lý” về mặt đảng nên anh ta đã ung dung xuất cảnh bay sang trời Âu. Chẳng những thế, Thanh còn quay lại thách đố quyền lực tổng bí thư làm cho chiêu bài đánh tham nhũng của ông Trọng bị tan nát. Mới đây nhất, hai cán bộ lãnh đạo dầu khí khác noi gương Thanh xin đi chữa bệnh nước ngoài và biến mất khiến ông Trọng và Bộ Chính trị điên đầu.

Trong khi đang lúng túng đối phó với con dê tế thần bị sẩy, Tháng 8, 2016 ông Trọng và Bộ chính trị lại thêm một phen rúng động với những phát súng từ văn phòng tỉnh ủy Yên Bái. Hai ủy viên trung ương đảng bị một cán bộ khác hạ sát tại nơi làm việc, cho thấy nội bộ đảng trở thành đấu trường thanh toán nhau giữa các thế lực khi sự ăn chia không còn có thể tương nhượng.

Đà suy sụp của đảng đã hiện rõ hơn bao giờ hết nhưng cũng chưa dừng lại ở đó.

Dẹp nội loạn chưa xong, tiến hành chống tham nhũng theo kiểu “ngứa ghẻ” ném chuột sợ vỡ bình, người dân càng bất mãn hơn với lối giải quyết ô nhiễm lằng nhằng của đảng. Nhưng ông Trọng vẫn còn nuôi một niềm hy vọng vào lá bài TPP mà ông nghĩ khi tham gia sẽ mang lại nhiều khả năng vực dậy nền kinh tế Việt Nam đang eo sèo như buổi chợ chiều.

Không ngờ sợi dây mà bao lâu nay đảng CSVN vẫn tự tin đánh đu một cách tuyệt hảo bỗng đứt nửa chừng khi ông Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ và tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

JPEG - 78.1 kb
Việc tân Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP chắc chắn không có lợi cho Việt Nam. Ảnh minh họa từ internet.

Với chủ trương của ông Trump sau khi lên cầm quyền từ ngày 20 Tháng 1, 2017 sẽ tập trung củng cố nội lực của nước Mỹ nên việc cứu xét để gia nhập TPP sẽ là chặng đường dài trước mặt. Điều này chắc chắn không có lợi cho Việt Nam.

Trong buổi tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam trước cục diện thị trường Mỹ và thế giới sau Trump” do BSA tổ chức hôm 10 Tháng 12, Cựu Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu rằng: “Tôi nghĩ TPP dứt khoát có tác động đến kinh tế Việt Nam trong nhiều mặt, kể cả thể chế, phát triển doanh nghiệp. Không còn TPP nữa, hàng loạt luật phải thay đổi lại bị “đóng băng” trở lại. TPP tạo ra nhiều động lực để cạnh tranh quốc tế và ngay trong sân nhà. Nếu đóng cửa lại, kinh tế sẽ trì trệ, đó là những vấn đề tôi rất lo lắng. Về độ mở, chúng ta còn mở gấp 4 lần so với Trung Quốc, không thể nói khi Mỹ thay đổi quan điểm lại không ảnh hưởng gì đến Việt Nam..”

Phát biểu của cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có thể coi như một cảnh báo về những thảm họa mà đảng CSVN sẽ đối diện khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lao xuống dốc trong tình trạng hết tiền với số nợ vay đáo hạn phải trả ngày gia tăng.

Nói tóm lại, những gì đã xảy ra cho đảng CSVN trong năm 2016 đã không chỉ báo hiệu sự suy tàn của chế độ Hà Nội mà còn cho thấy là chính ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là người kết thúc quyền lực của đảng cộng sản trong vài năm đầu của nhiệm kỳ thứ 2.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.