May 4, 2019

Ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư, đột ngột phát bệnh và rời khỏi chính trường. Nay, ông Nguyễn Phú Trọng (trái), tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, cũng đột ngột phát bệnh. Mới đây, hôm 3 Tháng Năm, ông Trọng vắng mặt trong tang lễ ông Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, dù ông Trọng là trưởng ban lễ tang. Ảnh: Na Son Nguyen/AFP/Getty Images

Ai kế vị Nguyễn Phú Trọng?

Ông Nguyễn Phú Trọng, khi nào ông tỉnh táo lại, nên chính thức cử người sẽ lên thay mình làm tổng bí thư và chủ tịch nước. Trong đám “cận thần” của ông Trọng bây giờ, không thiếu gì người nuôi mộng nắm một trong hai chức đó. Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Minh Chính, cho tới Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, ai mà chẳng hy vọng?

Các lãnh đạo và cựu lãnh đạo CSVN đến viếng tang lễ ông Lê Đức Anh tại Hà Nội, ngày 3/5/2019. Ảnh: Đảng bộ Tp.HCM (screenshot)

Nguyễn Phú Trọng ‘mất tích’ trong đám tang Lê Đức Anh, điều gì đang xảy ra?

Việc Trọng không có mặt tại lễ tang Lê Đức Anh có thể là cú châm ngòi cho cuộc đua quyền lực của giới quan chức cấp dưới chính thức khởi động theo dạng thức vết dầu loang và mau chóng bùng nổ. Ngay cả khi Nguyễn Phú Trọng còn tập quyền cá nhân, vẫn diễn ra những trận sát phạt khá ác liệt cho vị trí ‘lãnh đạo chiến lược’. Còn khi Trọng bắt đầu có dấu hiệu ‘xuôi tay’, chẳng còn gì có thể kềm giữ những trái tim nóng nảy và cái đầu lạnh toát nữa.

Ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thi Kim Ngân, chứ không phải ông Nguyễn Phú Trọng, dẫn đầu đoàn lãnh đạo và cựu lãnh đạo CSVN viếng tang lễ ông Lê Đức Anh tại Hà Nội, ngày 3/5/2019. Ảnh: Tuổi Trẻ

Ông Trọng đâu rồi?

Người dân đặt câu hỏi về sự vắng mặt hay gọi tên ông Trọng không phải là một chỉ dấu cho thấy sự yêu quý của họ đối với ông ta, mà chỉ vì tò mò muốn biết ông Trọng “bây giờ”… ra sao? Đằng sau sự mập mờ, nhập nhằng về tình hình sức khỏe của ông Trọng là một ván bài chính trị hay cán cân quyền lực chưa được định vị rõ ràng?