October 13, 2019

Gắn camera trong lớp học có giải quyết được vấn nạn bạo hành học đường?

Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy nhà giáo Phạm Minh Hoàng chia sẻ quan điểm về: i) chương trình Đường lên đỉnh Olympia và phát biểu của quán quân Olympia 2019 Trần Thế Trung; ii) vụ một cô gái mang tên Trần thị Ngọc Thảo, chỉ học hết cấp 1, nhưng đã sử dụng tên và lý lịch bằng cấp của chị gái của mình là Trần Thị Ngọc Ái Sa, để xin việc làm, rồi sao đó còn học lên thạc sĩ, rồi được cất nhắc lần lượt giữ các chức vụ quan trọng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk; và iii) gắn camera trong lớp học có giải quyết được vấn nạn bạo hành học đường ở Việt Nam?

Bất chấp lệnh cấm của chính quyền, người dân Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình, đeo khẩu trang trước trạm cảnh sát Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) hôm 12 Tháng Mười, 2019. Ảnh: Anthony Kwan/ Getty Images

Cuộc chiến Mỹ-Trung và nhân quyền

Khác với các lý do trừng phạt các công ty Trung Quốc trước đây như Huawei Technologies là dựa trên quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia. Lý do của lệnh cấm mới là các các công ty nêu trên bị cáo buộc vi phạm nhân quyền với cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại tỉnh Tân Cương, Trung Quốc. Bộ Thương Mại Mỹ nhấn mạnh: “Nhóm các công ty kể trên đã có một số hoạt động xâm phạm đến nhân quyền, giám sát bằng công nghệ cao với cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại khu vực nói trên.” Như vậy, đây là lần đầu tiên, vấn đề nhân quyền được đặt ra làm lý do trừng phạt các công ty Trung Quốc.

Tòa nhà nghỉ 7 tầng được cho là xây không phép phá vỡ cảnh quan hùng vĩ ở Mã Pì Lèng. tỉnh Hà Giang. Ảnh: Tin Môi Trường

Câu chuyện Mã Pì Lèng

Mã Pì Lèng có thể chỉ là một điểm nhỏ trên bản đồ đất nước so với hàng chục công trình, dự án các khu “nghỉ dưỡng, giải trí” của các tập đoàn Sun Group, Vingroup, FLC, v.v. đang chia cắt Việt Nam thành những vùng thao túng rộng lớn từ rừng núi tới bờ biển với sự tiếp tay đắc lực của cán bộ tham ô. Rõ ràng đất nước chúng ta đang tan nát là bởi những nhóm quyền lực câu kết với quan chức chính quyền, coi quyền lợi của chúng cao hơn quyền lợi quốc gia. Qua vụ Mã Pì Lèng này cũng cho thấy lò ông Trọng chỉ đốt được củi mục mà thôi…

Phối cảnh cầu đi bộ vượt sông sang Thủ Thiêm trong tương lai. Ảnh: Lao Độnghối trí cầu đi bộ vượt sông sang Thủ Thiêm trong tương lai. Ảnh: Lao Động

Xây cầu đi bộ vượt sông qua Thủ Thiêm – Lãnh địa nhà giàu*

Nếu hoàn thành đúng tiến độ, cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, theo thông báo của chính quyền, người dân TP.HCM sẽ có cây cầu đi bộ vượt sông đầu tiên, nối từ trung tâm ở cuối đường Nguyễn Huệ, giao với Tôn Đức Thắng đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Kiến Trúc Sư Lê Thị Lan, người có thời gian dài tu nghiệp tại Paris, nói rằng với quy hoạch kể trên thì cây cầu đi bộ này chủ yếu phục vụ cho dân nhà giàu bên Thủ Thiêm… tập dưỡng sinh (!?)

Người thợ hớt tóc cao tuổi vẫn còn làm việc tại Hà Nội, ảnh chụp trước đây. Ảnh: AFP

Dân số già: Gánh nặng kinh tế & an sinh xã hội

Báo chí Việt Nam hôm 11 tháng Mười đồng loạt đăng tải cảnh báo của các nhà khoa học dự báo tốc độ già hóa dân số của Việt Nam sẽ tăng thuộc hàng nhanh nhất thế giới và Việt Nam chỉ mất khoảng 20-22 năm để chuyển từ ‘giai đoạn già hóa dân số’ sang ‘giai đoạn dân số già’. Giai đoạn ‘dân số già’, là khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số. Còn ‘giai đoạn già hóa dân số’ là sự gia tăng độ tuổi trung vị* của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng.