April 13, 2020

Ảnh minh họa - Asia Times

Viễn cảnh Việt Nam sau đại dịch COVID-19

Đại dịch Coronavius đang vừa là một thảm họa nhân sinh, vừa là một đe dọa kinh tế trầm trọng mà không một quốc gia nào có thể thoát được. Trước hai đại họa này, nguyên lý chung là những quốc gia càng nghèo càng bị nguy khốn; và trong cùng một quốc gia, người càng nghèo càng bị nguy cơ lây nhiễm, thiệt mạng và bần cùng hóa trầm trọng hơn.

Việt Nam vừa thuộc nhóm quốc gia đang phát triển, với lợi tức bình quân rất khiêm nhường, vừa có độ chênh lệch giàu nghèo rất lớn trong vòng 10 năm qua, cả hai yếu tố này gộp lại sẽ cho thấy mức độ cùng cực của người dân nghèo Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Du khách Trung Quốc đi xích lô tham quan Hà Nội. Ảnh: AP

Chuyên gia: Việt Nam ‘đừng sai lầm như đối thủ’, hãy ‘thoát Trung’

“Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam cần phải nắm bắt lấy. Vì nếu không nắm bắt được cơ hội lần này mà để nó tuột đi thì không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể thay đổi được tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc của mình,” nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam nói với VOA.

Theo bà Phạm Chi Lan, qua đại dịch này, Hà Nội đã “tỉnh hơn, thấy rõ hơn và thấy đau hơn về tất cả những tệ hại do tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc lâu nay,” mặc dù trước nay vẫn nhận thức được những hệ lụy của tình trạng này.

Một cảnh sinh hoạt trong thời gian cách ly toàn xã hội tháng 4/2020. Ảnh: Bizliv

Kền kền Đỏ

Quyết định kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc tới 30 tháng Tư, 2020 tuy rằng có thể là một quyết định đúng trước bối cảnh dịch bệnh cúm Tàu đang tàn phá thế giới, cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng và tê liệt xã hội toàn cầu nhưng đó cũng là một quyết định khiến cho hàng triệu người dân phải đối mặt với cái đói, thiếu thốn khốn cùng khi mà những khoản cứu trợ vẫn còn ở trên tivi.

Cái đói đang sầm sập kéo đến hàng trăm ngàn hộ gia đình là những công nhân ở các khu công nghiệp, những lao động tự do nhập cư, những tiểu thương đã chịu đựng cuộc mưu sinh mòn mỏi rất lâu trước khi dịch bệnh bùng phát.