June 2, 2020

Ảnh minh họa. (nursetimes.org)

Chúng ta còn chấp nhận bị bắt bớ vì “Bôi nhọ lãnh đạo” đến bao giờ?

Tôi tin rằng việc chấp nhận hình phạt bỏ tù dành cho những người “bôi nhọ lãnh đạo” chỉ là một phản ứng thụ động của chúng ta trong một xã hội nơi mà người dân đã quen với việc không có không gian để nói lên tiếng nói của mình.

Xét cả về lý tính, xét cả về tư pháp hình sự, thật khó để lý giải cho hiện tượng pháp luật quái lạ này. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn, những người Việt Nam: Liệu còn có cách lý giải hợp lý nào cho việc bắt bớ, bỏ tù những người “bôi nhọ lãnh đạo” hay không?

Cây phượng sân trường. Ảnh: Báo Văn Hóa

Đốn hàng loạt cây phượng trong sân trường do sợ trách nhiệm!

“Cái bệnh sợ trách nhiệm nó vô trường học. Thay vì họ tìm giải pháp giải quyết cho tốt thì họ chặt luôn để khỏi chịu trách nhiệm cây gãy đổ. Mọi việc khác họ mặc kệ. Câu chuyện nó là vậy thôi…

Bất cứ trường học nào trên thế giới cũng có cây xanh. Ở Việt Nam đặc biệt có cây phượng mà bao nhiêu năm nay đâu có chuyện gì, bây giờ đổ ngã đem đi chặt hết. Họ làm những việc không có suy nghĩ. Cây phượng nó là thơ, là nhạc, là tâm hồn học trò bao nhiêu thế hệ mà bây giờ họ bất chấp.” (Anh Nguyễn Văn Dũng, một người dân Sài Gòn)

Phạm Minh Hoàng: Hành động của ông Lương Hữu Phước thay đổi được gì?

Trong những ngày qua Bắc Kinh đã tỏ rõ quyết tâm xé bỏ cam kết nguyên tắc “một quốc gia 2 chế độ” dành cho đặc khu Hong Kong, tạo nên phản ứng mạnh mẽ không chỉ từ người dân Hong Kong mà cũng khiến các quốc gia Tây Phương lo ngại.

Trong khi đó tại Việt Nam dư luận vừa ngỡ ngàng vừa tức giận trước cách hành xử của giới chức năng Việt Nam từ ngành tư pháp đến giáo dục… đưa ra các câu hỏi: Cái chết của một người kêu oan có làm thay đổi được gì ở Việt Nam hay không? và, liệu chặt hết các cây phượng trong các sân trường có khiến các học sinh an toàn hơn không?