June 14, 2021

Thượng Tọa Thích Thanh Quyết, cũng là đại biểu Quốc Hội Việt Nam, giới thiệu bức tranh "Đạo pháp và dân tộc" (phía sau lưng ông) tại một buổi lễ mừng ngày sinh của Đức Phật tại Học Viện Phật Giáo ở Sóc Sơn, Hà Nội, hôm 10/5/2019. Ảnh VOA chụp màn hình VietNamNet

Một cổ 3 tròng: Câu chuyện hòm công đức của các sư quốc doanh

Căn nguyên đang gây tranh cãi kịch liệt giữa Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh và nhà cầm quyền CSVN là cái “thùng công đức.” Tiền công đức của những ngôi chùa, các di tích Phật Giáo nổi tiếng ở Việt Nam vô cùng lớn. Hàng năm số tiền công đức thập phương cho các di tích như Yên Tử có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng và trước nay thì nhà cầm quyền không hề quản lý nguồn tiền này. Trụ trì chùa và Giáo Hội hoàn toàn tự quyết định về nguồn tiền công đức khổng lồ đó.

Các nhà lãnh đạo G-7 chụp hình tại khách sạn Carbis Bay ở Carbis Bay, St. Ives, Cornwall, Anh, hôm Thứ Sáu, ngày 11/6/2021. Từ trái, Thủ Tướng Canada Justin Trudeau, Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, Tổng Thống Mỹ Joe Biden, Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga, Thủ Tướng Anh Boris Johnson, Thủ Tướng Ý Mario Draghi, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ Tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ Tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP Photo/Patrick Semansky

‘Nước Mỹ trở lại’ và những thách thức mới

Sau hơn bốn tháng cầm quyền, Tổng Thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du ngoại quốc đầu tiên tới Châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-7, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU, Mỹ-NATO và gặp gỡ Tổng Thống Nga Vladimir Putin.

Chuyến đi tám ngày của ông được cho là đặt nền tảng cho việc củng cố mối quan hệ liên minh giữa các nền dân chủ xuyên Đại Tây Dương, đáp ứng những thách thức của thời đại mới mà trọng tâm là ảnh hưởng của các chế độ độc tài Nga và Trung Quốc.

Hình ảnh cát nhân tạo sử dụng ở Tổng công ty Sơn Trường tại Hải Phòng. Ảnh: Tạp chí Nghiên Cứu Việt Mỹ

Vật liệu xây dựng thay thế trong bài toán kinh tế – xã hội – môi trường của Việt Nam

Mỗi năm, nhu cầu cát xây dựng ở Việt Nam cần khoảng 120 triệu m³ nhưng lượng khai thác chỉ đáp ứng khoảng 25% yêu cầu. Cát san lấp mới đáp ứng được chưa đến 2% nhu cầu hàng năm. Việc sử dụng cát nước ngọt để san lấp rất lãng phí. Đứng trước nguy cơ ngày càng cạn kiệt nguồn cát tự nhiên, việc sử dụng cát nhân tạo thay thế là xu thế tất yếu phải làm.

Tiềm năng và nhu cầu sản xuất cát nhân tạo ở Việt Nam vẫn còn rất lớn vì cát nhân tạo mới chiếm khoảng hơn 2% so với sự tiêu thụ cát tự nhiên.