June 15, 2021

Công nhân mở rộng đường mới ở Hà Nội ngày 18/1/2021. Ảnh: Reuters

Thu phí trên đường do nhà nước đầu tư có hợp lý hay là ‘móc túi’ dân?

“Nếu trưng cầu dân ý vụ này thì tôi phản đối hai chân hai tay luôn. Không thể chấp nhận được. Tiền thuế của dân, tiền ngân sách quốc gia là dùng để chi vào các vấn đề an sinh, dân sinh phục vụ cho người dân, trong đó có giao thông. Bây giờ lấy những khoản thuế thu được thuê người, thuê doanh nghiệp làm đường rồi lại tiếp tục thu phí, hóa ra dân làm giàu cho những doanh nghiệp được nhà nước chỉ định à? Tôi không hiểu nổi. Họ xem tiền của dân như vỏ hến, như lá mít vậy.” (Chủ một doanh nghiệp vận tải ở thành phố Thủ Đức).

Quang cảnh buổi tọa đàm với chủ đề phát triển "công nghiệp văn hóa" trên địa bàn thủ đô do thành ủy Hà Nội tổ chức hôm 10/6/2021. Ảnh: Internet

“Công nghiệp văn hóa”

Những năm gần đây, khi thế giới tiến tới trình độ công nghệ cao, kỹ thuật số, hai chữ công nghiệp hay công nghiệp hóa thông thường được đề cập tới như mục tiêu phát triển của tất cả các nước. Tuy nhiên, ít ai nghe nói đến “công nghiệp văn hóa” như con đường mà những người cầm quyền tại Việt Nam sử dụng như một công cụ phát triển đất nước. Đề cương chính trị của đại hội XIII đề cập đến công nghiệp văn hóa như một phát kiến mới mẽ từ “trí tuệ” của đảng CSVN.

Các lãnh đạo khối G-7 ra tuyên bố chung cứng rắn với Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Phương Tây đoàn kết để đối đầu với Trung Quốc, liệu Bắc Kinh có lo ngại?

Trong dịp cuối tuần vừa qua, Hoa Kỳ cùng với Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Italy và Canada đưa ra lời lên án mạnh mẽ nhất của khối G-7 trong mấy thập kỷ gần đây đối với Trung Quốc, đài CNN tường thuật hôm 14/6.

CNN cho biết khối G-7 đối đầu với Trung Quốc về mọi vấn đề nhức nhối, từ cáo buộc về vi phạm nhân quyền và cưỡng bức lao động ở Tân Cương cho đến các mâu thuẫn, tranh chấp về Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông.