October 10, 2021

Hội thảo về "Quyền Tự Do Ngôn Luận và Truy Cập Mạng Xã Hội tại Việt Nam" hôm 7/10/2021 tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Ủy Ban Hỗ Trợ Việt Nam

Dân biểu, xã hội dân sự tại Đan Mạch lên tiếng vì quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam

Bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu của Đan Mạch, trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do sau buổi hội thảo:
“Chúng tôi đã có một số kết quả về quyền của người lao động, vì hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) hơn. Vì vậy, chúng ta đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng các công nhân trên khắp đất nước Việt Nam hiện không cảm thấy như vậy.

…Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam, và nếu chúng tôi thấy những điều đi ngược lại với cam kết hoặc không đi đúng hướng, chúng tôi có thể liên hệ với Việt Nam và hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp. Và nếu vấn đề tồi tệ đến mức đạt ngưỡng, thì chúng tôi có thể chấm dứt các hiệp định thương mại.”

Dân "nhập cư" chờ tại một chốt chặn để bỏ Sài Gòn về quê khi lệnh phong tỏa về các quy định nghiêm ngặt do Covid-19 được áp dụng trong ba tháng qua bị hủy bỏ hôm 1/10/2021. Ảnh: Chi Pi/ AFP via Getty Images

Khi đảng CSVN quay lưng với nỗi đau đồng loại

Tai họa vì dịch chỉ một phần, tai họa lớn hơn là từ biện pháp chống dịch bằng bạo lực của nhà cầm quyền CSVN biến cả nước thành nhà tù, guồng máy kinh tế tê liệt với hàng trăm ngàn công ty nhà máy đóng cửa, đầu tư nước ngoài tháo chạy, đẩy hàng triệu người lao động vào cảnh thất nghiệp và đói.

Hình ảnh hàng chục ngàn người lao động tha hương khăn gói bồng bế nhau chạy khỏi miền đất hứa ở miền Nam, vượt cả ngàn cây số về miền Trung miền Bắc mấy ngày qua đã thật sự gây chấn động không chỉ cho người dân trong nước mà cả cộng đồng quốc tế.

Cựu Chủ Tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung (giữa) trước tòa trong các vụ án Nhật Cường, Arktic... với tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ." Ảnh: TTXVN

Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ Sơ Pandora?

Hồ Sơ Pandora, được xuất bản bởi Hiệp Hội các Nhà Báo Điều Tra Quốc tế hôm mồng 3/10, đã làm chấn động toàn thế giới. Báo cáo tiết lộ rằng 336 chính trị gia và quan chức nhà nước, bao gồm 35 lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo quốc gia tại hơn 91 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã sử dụng các thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la. Tuy nhiên, không có chính trị gia hay quan chức Việt Nam nào bị nêu tên trong Hồ Sơ. Điều này có đồng nghĩa với việc tham nhũng ở Việt Nam không nghiêm trọng bằng ở một số nước khác hay không?