November 28, 2021

Khẩu hiệu này khá phổ biến ở miền Nam trước 1975, nhưng sau 1975 nó biến mất một thời gian và tái xuất hiện vào khoảng đầu thập niên 1990 (?). Ảnh: Blog Nguyễn Văn Tuấn

“Tiên học lễ, hậu học văn” còn cần thiết?

Tôi nghĩ giáo dục Việt Nam cần một phương châm mới. Không có cái gì là bất biến. Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” không mới mà cũng không cũ, nhưng nó có thể bị các thế lực chánh trị lợi dụng (vì sự mù mờ trong ý nghĩa) để kiềm chế sáng tạo của học trò và duy trì sự thống trị của thể chế. Vả lại, khái niệm Lễ và Văn là có từ thời Khổng Tử, nó không còn phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ. Thời đại này đòi hỏi một chuẩn mực đạo đức (ethics) khác thời Khổng Tử. Cái khẩu hiệu đó trói buộc chúng ta vào cái khuôn vàng thước ngọc của Tàu.

Ông Trần Ngọc Thêm đòi bãi bỏ khẩu hiệu “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” trong nhà trường Việt Nam. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Nói thêm về điều ông Thêm không dám nói…

Trong nhà trường miền Nam Việt Nam trước đây, câu cách ngôn “Tiên Học Lễ…” được treo cao bên trên bảng đen mỗi lớp học là để học trò luôn nhớ phải cư xử với người khác theo lễ phép. Đi thưa về trình là lễ. Gặp đám tang phải đứng lại ngả mũ chào là lễ. Thương người khốn khó là lễ… Nói như Giáo Sư Nghiêm Toản mà mới đây một học trò của ông đã nhắc lại: “Chúng ta ngày nay đã theo tân học, chữ Lễ cũng nên hiểu theo thời đại mới. Xã hội đã dân chủ, xã hội không thể không có Lễ, nhưng là Lễ giữa những người bình đẳng, tự do.” Chữ “Lễ” trong một quan niệm như vậy không phải là sản phẩm của Nho Giáo, không hề là lực cản cho sự sáng tạo.