December 31, 2021

Chị Phương Lê và những người biểu tình tại chung cư Saigon Pearl. Ảnh: Zing

Là biểu tình thì đã sao?

Quyền biểu tình, khi được hiểu đúng và thực hành thỏa đáng, có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy chính nó, cũng như bảo vệ và thúc đẩy các quyền khác, và từ đó làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Các quyền trẻ em ở Việt Nam (quyền sống, quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, v.v) có lẽ đã chẳng phải là một loạt quyền suông, nếu người dân biết sử dụng quyền biểu tình và các quyền khác nữa, để bảo vệ và thúc đẩy các quyền trẻ em đó.

Lợi dụng các nước lo đối phó đại dịch Covid-19, CSVN gia tăng đàn áp đối với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa trong năm 2021.

Nhân quyền Việt Nam: Một năm đàn áp trong sự nương nhẹ của phương Tây

Ông Phil Robertson (Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền – HRW) kêu gọi Mỹ và các nước đồng minh phải “khiến Hà Nội trả giá” nếu Việt Nam không ngừng hành vi đàn áp nhân quyền có hệ thống, và cho rằng các biện pháp trừng phạt thương mại liên quan đến vi phạm nhân quyền và lao động cũng cần được đặt ra.

“Điều này không chỉ có nghĩa là các biện pháp trừng phạt theo kiểu (Đạo luật) Magnitsky đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu, mà còn là hành động thực sự để bắt và giữ một số người chịu trách nhiệm,” ông Robertson nói.

Những ngày cuối năm, tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn luôn chứa từ 3.000 đến 4.000 xe container, đỉnh điểm ngày 13/12, con số này đạt đến 4.300 xe. Ảnh: Báo Lao Động

Thủ đoạn cưỡng bức kinh tế của Trung Quốc

Với Việt Nam, cuộc khủng hoảng hàng nông sản xuất cảng một lần nữa làm nổi bật sự tai hại của việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, phụ thuộc vào sự nóng lạnh trong quan hệ chính trị giữa hai nước và ý đồ của Bắc Kinh từng thời điểm. Tình trạng này đòi hỏi phải có sự thay đổi tận gốc cả trong phương thức trồng trọt, công nghiệp chế biến lẫn chính sách điều hành thương mại…