50 Năm Công Hàm Bán Nước Của Phạm Văn Đồng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 63 kb

Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng trong trách vụ Thủ tướng của cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) đã gửi một công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai ủng hộ bản tuyên bố của Trung Cộng về lãnh hải vào lúc đó. Bản tuyên bố của Trung quốc đã được ban thường trực quốc hội nhân dân Trung quốc phê chuẩn vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 có đoạn quan trọng như sau: ”Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (tức là Hoàng sa theo cách gọi của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (tức là Trường sa theo cách gọi của Việt Nam), và các đảo khác thuộc Trung Quốc”.

Công Hàm của Phạm Văn Đồng đã viết như sau: ”Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa trên mặt bể”.

JPEG - 64 kb

Công hàm của Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai xảy ra 2 năm sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) ra tuyên bố tái xác nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng sa và Trường sa vào tháng 4 năm 1956. Điều này cho thấy là phía chính quyền miền Nam Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo của mình sau Hiệp định Genève năm 1954; trong khi Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc thì lại phủ nhận sự kiện này, đứng về phía chủ trương của Trung Quốc.

Giải thích cho lý do này, trong một cuộc họp báo vào ngày 2 tháng 12 năm 1992, Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã nói rằng lúc đó, theo Hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam Việt Nam, kẻ thù của miền Bắc. Đồng thời, Trung quốc đã từng giúp cho chính quyền miền Bắc quá nhiều coi như là vô giá trong các năm sau thập niên 40 nên các nhà lãnh đạo miền Bắc vào lúc đó thấy rằng cần phải lên tiếng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc là cần thiết vì nó trực tiếp phuc vụ cho sự đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc (sic). Nhưng sau đó, ông Nguyễn Mạnh Cầm lại nói rằng việc tuyên bố ủng hộ bản tuyên bố của Trung Quốc vào năm 1958 không dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

Sự lên tiếng của Nguyễn Mạnh Cầm nói trên, xảy ra sau 4 năm hải quân Trung Quốc đánh chiếm Truờng sa vào tháng 3 năm 1988 khiến 74 bộ đội bị tử thương. Trước đó Cộng sản Việt Nam cũng đã hoàn toàn im lặng khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng sa vào tháng 1 năm 1974 khiến có 34 binh sĩ Việt Nam cộng hòa tử thương. Với những diễn tiến như vậy, chúng ta thấy là những giải thích của ông Nguyễn Mạnh Cầm đã biểu hiện ba điều sau đây:

Thứ nhất là vì chịu ơn Trung Quốc quá nhiều trong việc giúp đỡ cho Cộng sản Việt Nam xây dựng chính quyền ở miền Bắc từ sau năm 1945 nên họ đã phải trả ơn bằng cách công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

Thứ hai là lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hoàn toàn không có một ý niệm gì về sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc, tất cả bị chi phối bởi phong trào cộng sản quốc tế với nghĩa vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở khắp nơi. Chính vì vậy mà lãnh đạo Hà Nội đã không coi Hoàng sa và Trường sa là của họ vì nằm trong sự kiểm soát của chính quyền thù địch ở miền Nam, nên Trung Quốc có chiếm đóng cũng chỉ là để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản.

Thứ ba là dù lãnh đạo Hà Nội đã thấy rõ sự sai lầm trong việc để cho Phạm Văn Đồng lên tiếng ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa nhưng đã không có một hành động nào chính thức phủ nhận việc làm sai trái nói trên trong suốt 50 năm vừa qua.

JPEG - 98.7 kb

Trong suốt nhiều thập niên đặt ách cai trị trên đất nước Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh hiện nay, phạm rất nhiều sai lầm đối với đất nước và dân tộc Việt Nam. Nhưng trong tất cả những sai lầm này, việc Phạm Văn Đồng dâng hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cho Bắc Kinh vào năm 1958, và Lê Khả Phiêu – vì dựa vào thế lực của Bắc Kinh để giữ quyền – đã nhượng một số phần đất ở biên giới phía Bắc và lãnh hải trong vùng Vinh Bắc Việt qua hai hiệp ước biên giới (1999) và lãnh hải (2000) là hai vết nhơ trong lịch sử Việt Nam. Nếu là một chính quyền vì dân và cho dân, những người lãnh đạo phải biết tự xử những sai lầm này và phải có những hành động can đảm giành lại chủ quyền của dân tộc một cách tích cực và triệt để chứ không thể biện minh chối tội như Cộng sản Việt Nam hiện nay.

JPEG - 54 kb

Ngày mồng 2 tháng 9 vừa qua, hơn 40 người Việt Nam gồm những cựu chiến binh và nhà dân chủ tại Việt Nam đã gửi một bản kiến nghị đến các ông Mạnh, Triết, Dũng và Trọng để đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên bố hủy bỏ công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958. Kiến nghị này đã có một đoạn như sau: “Chúng ta trong thế hệ này không những tiếp tục bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của cha ông để lại mà còn phải can đảm sửa sai những sai lầm của quá khứ để không tiếp tục trao gánh nặng lại cho thế hệ tương lai. Những sai lầm của ta xuất phát từ niềm tin vào họ khi cùng họ tranh đấu cho một ý thức hệ mà ta tưởng là lý tưởng. Nay chính họ đã phản bội lại tất cả và ngày càng biểu lộ dã tâm xâm lăng đất nước ta, bởi vậy, ta không thể không có thái độ dứt khoát và hành động mạnh mẽ để đáp trả đích đáng dã tâm của đối phương”.

Tuy nhiên, có một số người khi đề cập đến công hàm Phạm Văn Đồng đã cho rằng văn kiện này không có giá trị pháp lý vì nó không được phê chuẩn ở quốc hội. Do đó, đòi hủy bỏ công hàm là một việc làm không cần thiết. Đây là cách nhìn khá chật hẹp. Dù không phê chuẩn ở quốc hội; nhưng với cương vị là Thủ tướng của một quốc gia, Phạm Văn Đồng không thể làm công việc ngẫu hứng, đánh đổi lãnh hải quốc gia bằng một trò đùa làm hài lòng đồng minh của mình, thì không thể nào tha thứ được. Tình chất nghiêm trọng của bản công hàm Phạm Văn Đồng không nằm ở giá trị pháp lý mà nằm ở sự công khai bán nước của nhóm lãnh đạo Hà Nội cho tập đoàn bá quyền Bắc Kinh. Vì qua công hàm này, Bắc Kinh đã tiến vào Biển Đông một cách hợp lý, đánh chiếm đảo này đảo kia mà thế giới khó lên tiếng phản đối. Do đó phản đối và đòi thu hồi công hàm là một hành động cảnh tỉnh ý thức đấu tranh của người dân.

Nói tóm lại, bản kiến nghị của nhũng nhà dân chủ – tuy lời lẽ ôn hòa – nhưng đã chính thức vạch trần tính chất bán nước của công hàm do Phạm Văn Đồng ký, đồng thời khởi động một làn sóng tấn công vào tư thế lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ của chúng ta là hãy hỗ trợ và kêu gọi nhiều người Việt Nam khác ở trong nước can đảm ký tên vào bản kiến nghị để công khai bày tỏ sự phản đối chính thức của người Việt Nam trước hành động bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam cách nay 50 năm.

Bản kiến nghị của những nhà dân chủ – tuy lời lẽ ôn hòa – nhưng đã chính thức vạch trần tính chất bán nước của công hàm do Phạm Văn Đồng ký, đồng thời khởi động một làn sóng tấn công vào tư thế lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nhiệm vụ của chúng ta là hãy hỗ trợ và kêu gọi nhiều người Việt Nam khác ở trong nước can đảm ký tên vào bản kiến nghị để công khai bày tỏ sự phản đối chính thức của người Việt trước hành động bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam cách nay 50 năm.

Trung Điền
Sept 11, 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.