9 tổ chức NGO đòi phóng thích các nhà bảo vệ nhân quyền và blogger tại Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguyễn Tấn Dũng
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Văn Phòng Chính Phủ
1 Bách Thảo
Hà Nội, Việt Nam

Ngày 12 tháng 3 năm 2012

V/v: Yêu cầu thả ngay lập tức các ông Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, và Paulus Lê Văn Sơn, và hủy bỏ mọi cáo buộc

Thưa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm sâu xa của chúng tôi về việc bắt giữ và giam cầm một cách vô cớ những blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, và Paulus Lê Văn Sơn. Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay cho những người này.

Năm người nêu trên nằm trong nhóm những nhà hoạt động trẻ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã bị bắt trong một trong những đợt đàn áp lớn nhất những năm gần đây. Các ông Diệu và Hòa bị bắt vào cuối tháng bảy và các ông Duyệt, Anh, và Sơn bị bắt vào đầu tháng tám năm 2011. Sau đó, họ đã bị giam giữ tại Hà Nội. Không có người nào trong số năm người được quyền có luật sư. Trong thời gian bị giam giữ, các ông Duyệt, Hòa, và Anh đã được gia đình đến thăm một lần ngắn ngủi; còn gia đình các ông Diệu và Sơn thì hoàn toàn không được đến thăm; họ đã bị biệt giam từ khi bị bắt.

Không có chi tiết nào về nguyên do bắt giữ những người nêu trên ngoài lý do là năm người bị tình nghi “có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Không có bất cứ cơ sở nào cho những cáo buộc đối với bất cứ ai trong năm người. Ông Diệu là một kỹ sư và là một nhà hoạt động cộng đồng. Ông Hòa cũng là một nhà hoạt động cộng đồng. Ông Duyệt là Chủ Tịch của Hiệp Hội Lao Động Công Giáo tại Vinh, và ông Anh là sinh viên tại Đại Học Hà Nội. Ông Sơn là một blogger. Tất cả đều là cộng tác viên của những trang blog có tiếng, trong đó có Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VNRs). Những trang blogs cũng như những hoạt động xã hội của họ nhằm cổ võ cho nhân quyền. Việc bắt giữ họ dựa trên cáo buộc vi phạm Điều 79 là vô lý và không có căn cứ.

Chúng tôi xin lưu ý Chính Phủ Việt Nam là với tư cách là một thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, Việt Nam phải tôn trọng nguyên tắc của Điều 2 Mục 2(i) của Hiến Chương Hiệp Hội đòi hỏi “tôn trọng những quyền tự do căn bản, cổ vũ và bảo vệ nhân quyền, và khuyến khích công bằng xã hội.” Chúng tôi không tin rằng việc tiếp tục giam giữ năm người có thể biện minh được, dựa trên nghĩa vụ nêu trên.

Chúng tôi cũng xin lưu ý thêm rằng, Chính Phủ Việt Nam, với tư cách là nước thành viên của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị, bị ràng buộc trên mặt luật pháp phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền được tự do và an toàn cá nhân, và quyền không bị hành hạ và đối xử làm mất phẩm cách.

Việc tước đoạt quyền tự do một cách tùy tiện vi phạm Điều 9 của Công Ước về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Nhóm Làm Việc của Liên Hiệp Quốc về Việc Bắt Giữ Tùy Tiện đã có kết luận là việc giam giữ kéo dài hoặc vô thời hạn là có tính cách tùy tiện. Các ông Diệu, Hòa, Duyệt, Anh, và Sơn tới nay đã bị giam giữ trên 6 tháng và chưa có chỉ dấu nào được thả.

Cách giam giữ này, với lý do không rõ ràng, không có thời hạn ấn định, và hạn chế khắc nghiệt về mọi hình thức liên lạc với bên ngoài, cũng vi phạm Điều 7 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mô tả về sự hành hạ và tàn bạo, việc đối xử vô nhân đạo và làm mất phẩm giá; cũng như Điều 10 quy định về việc đối xử nhân đạo khi bị giam giữ. Những vi phạm này càng trầm trọng hơn trong trường hợp các ông Diệu và Sơn đã bị biệt giam suốt thời gian.

Sau cùng, việc từ chối quyền được có luật sư vi phạm Điều 14(3) của Công Ước về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.

Chúng tôi kêu gọi Chính Phủ Việt Nam hãy hủy bỏ những cáo buộc đối với các ông Diệu, Hòa, Duyệt, Anh, và Sơn, lập tức phóng thích họ khỏi nhà giam và cho họ được có luật sư bảo vệ theo ý muốn.

Kính thư,

Christine Laroque, Giám Đốc Phòng Á Châu, ACAT France
Brett Solomon, Giám Đốc Điều Hành, Access Now
Agnès Callamard, Giám Đốc Điều Hành, Article 19
Jillian York, Giám Đốc, International Freedom of Expression, Electronic Frontier Foundation
Mary Lawlor, Giám Đốc, Front Line Defenders
Rohan Jayasekera, Phó Chủ Tịch, Index on Censorship
H.R. Dipendra, Giám Đốc Điều Hành, Media Defence – Southeast Asia
Peter Noorlander, Giám Đốc Điều Hanh, Media Legal Defence Initiative
Gayathry Venkiteswaran, Giám Đốc Điều Hành, Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)

Bản sao kính gởi:
ASEAN Chair, the Kingdom of Cambodia, Attn.: H.E. Samdech Hun Sen
Australian Embassy, Hanoi Attn.: HE Mr. Allaster Cox
British Embassy, Hanoi Attn.: Dr Antony Stokes
Embassy of Canada, Hanoi
Attn.: Her Excellency Deborah Chatsis
Embassy of France, Hanoi Attn.: H.E Jean-François Girault
Royal Norwegian Embassy, Hanoi Attn.: H.E. Ståle Torstein Risa
Embassy of Switzerland, Hanoi Attn.: H.E Andrej Motyl
Embassy of the United States, Hanoi Attn.: Ambassador David Shear
General Secretariat of the Council of the European Union
Attn.: High Representative of the European Union for Foreign Affairs and Security Policy Catherine Ashton

(Do webVT chuyển ngữ)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).