Kháng thư về luật tín ngưỡng tôn giáo 2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kính gởi:

– Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
– Quý Chức sắc và Tín đồ mọi Tôn giáo tại Việt Nam.
– Quý Cơ quan Nhân quyền Quốc tế.

Vào ngày 17-04-2015, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gởi đến 62 Tổ chức Tôn giáo Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2015 (LTNTG) kèm một văn thư yêu cầu góp ý kiến quanh Dự thảo này và phải gởi về trước ngày 05-05-2015.

Đứng trước sự kiện và văn bản này, Hội đồng Liên tôn VN – quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo lớn có mục đích tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền – có những nhận định và khẳng định như sau:

1- Những nhận định:

a- Việc gởi tới các Tổ chức Tôn giáo mà nhà nước đang công nhận một văn bản pháp luật quá dài, nhưng thời gian góp ý quá ngắn thể hiện sự coi thường các Tôn giáo, kỳ thị một số Tôn giáo khác, vừa là một âm mưu áp đặt lên tín đồ ý muốn của đảng Cộng sản.

b- Làm sao một Nhà nước vô thần và những viên chức không có kinh nghiệm tâm linh tôn giáo – thậm chí thuộc bộ Công an – lại lập luật cho người có tín ngưỡng và cho niềm tin tôn giáo?

c- Dự thảo LTNTG vẫn tiếp tục cơ chế xin-cho, với đủ mọi loại giấy phép, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội, giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm ngặt hơn nữa.

d- Dự thảo LTNTG có rất nhiều từ ngữ và điều khoản mơ hồ tạo cơ hội để nhà cầm quyền và các viên chức địa phương tha hồ giải thích tùy tiện nhằm cấm cản hay thậm chí đòi hối lộ.

e- Dự thảo LTNTG có rất nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau, và nhất là mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự (điều 18) cũng mâu thuẫn với Hiến pháp 2013 (điều 24).

2- Những khẳng định:

a- Các tôn giáo phải được tự do thành lập và tự động sinh hoạt, phải được thừa nhận tư cách pháp nhân, phải được xem như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập, mà không phải chờ “giấy phép công nhận” của nhà cầm quyền.

b- Các tôn giáo phải được quyền độc lập trong việc tổ chức nội bộ về nhân sự và cơ cấu như: chiêu sinh huấn luyện cho người tu hành, tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc; trong việc hình thành, sắp xếp các cơ cấu như chốn tu trì, trường đào tạo, lãnh địa hoạt động….

c- Các tôn giáo phải được tự do truyền bá giáo lý cho mọi người, góp phần giáo dục giới trẻ và có quyền tham gia các hoạt động y tế, từ thiện xã hội. Đồng thời, các tôn giáo phải được tự do lập nhà in, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình, trang mạng riêng để phục vụ các nhu cầu tôn giáo.

d- Các tôn giáo phải được quyền tư hữu đất đai, được tự do nhận tặng, mua bán, trao đổi bất động sản, được mở rộng hay thu hẹp cơ sở tùy theo nhu cầu tôn giáo của mình.

e- Các tôn giáo phải được tự do liên lạc với đồng đạo hay với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài, tự do gởi thành viên của mình ra ngoại quốc để tiến hành các hoạt động liên quan đến Giáo hội mình dù ở quốc nội hay hải ngoại.

Mọi quyền và mọi tự do trên đây hoàn toàn không thấy có trong LTNTG!

Kết luận

Các tôn giáo tự bản chất là những tập thể bao gồm nhiều tín đồ và mọi tín đồ đều là những công dân bình đẳng. Họ có các quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này được xác định trong Hiến pháp và các bản văn dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước quốc tế về nhân quyền.

Chính vì thế, trong tư cách những lãnh đạo tinh thần đang đấu tranh cho tự do độc lập của tôn giáo cũng như cho nhân quyền và dân quyền của đồng bào, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản LTNTG mà nhà cầm quyền Việt Nam đã soạn thảo bất chấp ý kiến của các tôn giáo, nhằm mục đích dùng bạo lực hành chánh tiêu diệt tôn giáo, ngõ hầu củng cố quyền lực độc tài toàn trị của đảng CSVN.

Làm tại Việt Nam ngày 10 tháng 5 năm 2015

Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.

– Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593).
– Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo (đt: 0165.6789.881)
– Thượng tọa Thích Viên Hỷ, Phật Giáo (đt: 0937.777.312).
– Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công Giáo (đt: 0984.236.371)
– Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công Giáo (đt: 0935.569.205)
– Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công Giáo (đt: 0993.598.820)
– Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, Công Giáo (đt: 0122.596.9335)
– Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài (đt: 0163.3273.240)
– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài (đt: 0988.971.117)
– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài (đt: 0988.477.719)
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)
– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)
– Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
– Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838.7716)
– Mục sư Nguyễn Hồng Quang (đt: 0978.207.007)
– Mục sư Đinh Thanh Trường, Tin Lành (đt: 0120.235.2348)
– Mục sư Đinh Uy, Tin Lành (đt: 0163.584.7464)
– Mục sư Đinh Diêm, Tin Lành (đt: 0169.237.4741)
Mục sư Phạm Ngọc Thạch (đt: 0912.000.709)
– Ông Lê Văn Sóc, PGHH (đt: 096.4199.039)
– Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
– Ông Tống Văn Chính, PGHH (đt: 0163.574.5430)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.