TNLT Đặng Minh Mẫn bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm trong tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin từ Trại giam số 5- Thanh Hóa: Tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị ngược đãi, xúc phạm nhân phẩm.

Ngày 24/4/2015, Trương Minh Tam-thành viên Phong trào Con Đường Việt Nam đã đồng hành cùng ông Nguyễn Văn Lợi, cha ruột của tù nhân Nguyễn Đặng Minh Mẫn tới Trại giam số 5 – Thanh Hóa thăm tù nhân này.

Đây là lần thứ hai trong tháng tư năm 2015, ông Lợi phải nhọc công đi gần 2000km từ Vĩnh Long ra Thanh Hóa để thăm con gái. Lần thứ nhất, ông đi vào ngày 13/4/2015.

Nhưng không được gặp do Mẫn đã bị trại giam nhốt vào buồng kỉ luật khi cô lên tiếng phản đối việc cho tù nhân xem những chương trình ti vi hết sức nhảm nhí nhằm thực hiện cái gọi là “Cung cấp đầy đủ phương tiện nghe nhìn cho tù nhân”.

Trong lần thăm gặp này, ông cho biết tình trạng của Mẫn hết sức tệ: Cô bị giam cầm trong buồng kỉ luật 10 ngày vào đúng thời kì đặc biệt của người phụ nữ vậy mà suốt 10 ngày đó cô không được tắm giặt, thay quần áo thậm chí ngay đển rửa mặt, đánh răng cũng không thể vì mỗi ngày cô chỉ được cung cấp có 600ml nước.

Sức khỏe cô yếu đi rất nhiều. Ngoài ra cô còn bị giam quá lệnh tới hơn 3 giờ mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng của trại giam.

Trước và sau khi vào buồng kỉ luật, cô bị bắt lột hết quần áo, kể cả quần áo lót để cán bộ kiểm tra thân thể. Đây có thể nói là những việc làm hết sức bỉ ổi và vô nhân đạo của trại giam số 5, là điều không thể chấp nhận được.

Trong buổi thăm gặp này, Mẫn cũng thông tin cho biết, hiện nay, cô và chị Cấn Thị Thêu đều bị giam riêng một mình không được tiếp xúc với bất kì phạm nhân nào! Có thế nói, đó cũng là hình thức tra tấn tinh thần con người khi buộc một người phải sống cô đơn giữa thế gian.

Phong trào Con Đường Việt Nam kịch liệt lên án hành vi hạ nhục và tra tấn vô nhân đạo đối với phụ nữ nói trên.

Trong một diễn biến khác, trong buổi sáng cùng ngày, Trương Minh Tam đã gửi đơn khiếu nại trại giam này sau nhiều lần hối thúc đòi đồ không thành công.

Tới 15 giờ chiều, trại giam này đã thừa nhận sẽ trả lại một phần đồ đạc đã thu giữ bất hợp pháp nhiều ngày và kí vào phiếu tiếp nhận đơn khiếu nại để giải quyết.

Trương Minh Tam

Nguồn: FB Trương Minh Tam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.