Thăm nuôi TNLT Trần Minh Nhật 21/4/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 21/04/2014 anh Trần Khắc Đạt cùng một số anh em thuộc hội Bầu Bí Tương Thân (HBBTT) đã tới trại giam Phú Sơn 4, K3 ở Phú Lương, Thái Nguyên để thăm nuôi em trai của mình là TNLT Trần Minh Nhật.

Sau chuyến thăm nuôi anh Đạt cho biết: “Hiện nay sức khỏe của Nhật vẫn đang yếu vì cách đây 3 tuần Nhật đã tuyệt thực 10 ngày để phản đối việc:

JPEG - 31.8 kb
TNLT Trần Minh Nhật

1- Phản đối cán bộ trại giam không chăm sóc y tế cho 1 tù nhân người Tây Nguyên bị bệnh dạ dày rất nặng, nằm 1 chỗ, tên là Kpuih Bô (Sinh năm 1942, tên thường gọi là Ơi Yu, quê quán: Plêi Pêr, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai).

2- Phản đối cán bộ trại giam không cho các tù nhân Tây Nguyên gọi điện về gia đình, cũng như việc sinh hoạt, ăn uống của các tù nhân trong trại giam bị cắt giảm và bị đối xử rất thậm tệ.

Trần Minh Nhật là một trong 14 Thanh niên Công Giáo Vinh bị bắt cóc vào cuối năm 2011. Anh đã từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược năm 2011, khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, anh bị chính quyền cộng sản kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.

Anh Trần Khắc Đạt đã thay mặt cho Nhật và gia đình gửi lời cảm ơn tới hội BBTT, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ, động viên anh Nhật cũng như gia đình trong thời gian qua.

JPEG - 117.4 kb
(hình ảnh Fb hội BBTT)

FB Trịnh Nguyễn

Nguồn: Thanh Niên Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?