Viết cho Anh, Nguyễn Ngọc Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi gặp Đức vào đầu thập niên 80 khi anh vừa vượt biên đến Pháp. Anh em chúng tôi cùng sinh hoạt trong hội sinh viên Nam Paris, còn được gọi là hội Orsay. Tôi còn nhớ trong một buổi họp, tôi đã phát hiện ngay ra một “tài năng mới” vừa đến, và thế là “tài năng” này được “lợi dụng” tích cực để trở thành chủ tịch hội trong nhiều nhiệm kỳ.

Trong suốt thời gian sinh hoạt trong hội sinh viên, Anh là một điểm tựa vững chắc trong công tác giữ gìn trật tự cho các đêm văn nghệ với khả năng điều động và lòng can đảm. Nhiều hôm bị mấy đám “cô hồn các đảng” muốn vào khiêu vũ không tốn tiền, họ dùng mọi thủ đoạn để leo rào khoét vách. Đức đã chỉ huy anh em ngăn chặn, giữ cho đêm văn nghệ chấm dứt tốt đẹp.

Nói về tài năng, không thể nhắc đến Anh chính là thủ quân và huấn luyện viên của đội bóng sinh viên Orsay. Tôi còn nhớ, Anh bắt đứa nào đến trễ phải chạy hai vòng sân. Trong lúc thi đấu, Anh luôn miệng chỉ dẫn cho cả hai đội. Chưa hết, ngoài thể thao, Anh còn tham gia sáng tác văn nghệ mặc dù “tài vẫn đợi tuổi”. Nói chung, trong thời gian sinh hoạt, Anh đã đưa hội đến giai đoạn cực thịnh.

Nhưng rồi đến lúc Đức phải giã từ sinh hoạt ái hữu để tìm một lối đi cho mình, Anh dần vắng bóng trong các sinh hoạt trong hội. Tôi biết chắc Anh đã trở thành đoàn viên Mặt Trận cũng như nhiều sinh viên khác trong giai đoạn ấy. Những lần trở về thường là để anh em thảo luận về các đề tài thời sự, chính trị của đất nước.

Khi bức tường Bá Linh sụp đổ, anh em Paris liên tục có những chuyến công tác Đông Âu. Thường thì những chuyến đi này anh em đều phải bỏ tiền túi. Trước khi lên xe, anh em mỗi người góp tiền vào một cái quỹ để dùng trong suốt chuyến công tác, hết thì bỏ thêm, dư thì chia lại. Hôm ấy mỗi người bỏ 200 quan (khoảng 35 euros bây giờ). Đức không có sẵn nên tôi ứng trước. Khi công tác xong, Đức nói với tôi: “Hoàng thông cảm, mình đang lúc khó khăn nên bạn xí xóa”. Cảm giác lúc ấy là tôi xót xa giùm bạn mình, vì nhiệm vụ mà phải sống một cuộc sống “giật gấu vá vai”. Tôi nghĩ chính Anh cũng không nhớ kỷ niệm này, nhưng câu nói ấy lại khắc ghi mãi vào trong tâm hồn tôi như nhắc nhở đến sự đóng góp của những người bạn đã dành hết thời gian, tiền bạc và sức lực của mình vào công cuộc chung.

Ngày tôi giã từ Paris về Việt Nam, anh em chúng tôi trao đổi rất lâu về thời sự và những nỗ lực cần thiết của mình trong giai đoạn tới. Và trong suốt gần 20 năm sống trong nước, anh em chúng tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc để thông báo cho nhau những biến chuyển của thời cuộc. Tôi có thể nói rằng nếu không có Anh thì nhiều công việc của mình đã không hoàn tất một cách tốt đẹp.

Tin Anh bị bạo quyền tạt axít làm tôi choáng váng và nhiều người đã bật khóc. Tôi nghĩ anh em oán hận thủ phạm mười phần thì cũng dành mối thương cảm cho người chiến hữu của mình hai mươi phần. Trong mắt tôi, Anh đã là một trụ cột cho hội sinh viên, Anh đang là một nhân tố quan trong trong gia đình Việt Tân và Anh sẽ là một gương mặt tích cực cho công cuộc đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam.

Chúc Anh sớm bình phục để cùng đồng hành với toàn dân trên con đường chông gai mà chúng ta đã chọn.

Nguồn: FB Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”