Nhân Ngày Gạc Ma nói về giặc Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều khi ngẫm sự đời cũng hay thật.

Mới hôm nào đi Trường Sa, qua vùng biển gần đảo Gạc Ma, tàu dừng lại làm lễ thả hương hoa “cho vụ CQ 88”, nhưng về viết bài thì cấm được nhắc một chữ đến thằng giặc Trung Quốc.

Còn nhớ trong bài ký của mình, sếp tổng đã thay hết các từ “giặc” thành “đối phương” rồi, thế mà vẫn sót một từ “tàu giặc”, mấy hôm sau có công văn nhắc nhở liền.

Mình làm biên tập, cứ nhắc đến chiến tranh biên giới phía Bắc, toàn phải chỉnh là “loạn biên giới”.

Thỉnh thoảng giao ban lại được nghe phổ biến, sếp tổng báo này, phóng viên báo kia bị kỷ luật vì nhắc đến giặc Tàu, giặc Trung Quốc.

Lạ thật, giặc Pháp, giặc Mĩ nhắc vô tư mà giặc Trung Quốc thì cấm nhắc, cứ như lưỡi bị đơ vậy.

Rồi làng văn thì nay xì xào, mai bàn tán về việc cuốn X, cuốn Y bị cấm vì viết về… giặc Trung Quốc.

Giờ thì báo đài có vẻ như được nói thoải mái rồi, riêng văn học nghệ thuật thì vẫn “thầm thì, thẽ thọt, thì thụt” khi nhắc đến giặc Trung Quốc. Ví dụ, thử làm một đêm ca nhạc kiểu như Giai điệu tự hào phát những bài hát viết về cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 mà xem, cấm ngay.

Đây là hình ảnh dép nhựa, bát cơm, áo, vũ khí… còn lại trong khoang tàu HQ-604 mà các thợ lặn vớt lên vào năm 2008, 20 năm sau bị giặc Trung Quốc đánh chìm dưới đáy biển.

Tưởng niệm, nhắc nhớ, dâng hương, triển lãm, dựng bia… mà mỗi việc đơn giản nhất là gọi cho đúng tên kẻ thù là “giặc Trung Quốc” thôi mà sao khó làm vậy?

Nguồn: FB Nguyễn Đình Tú

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”