Thuỷ Táng Sống

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gạc Ma! Gạc Ma!
Biển trời bao la
Bờ gần chông chênh mù sóng bạc
Tiếng súng quân tàu át tiếng ta
Cả đại đội thất thanh, điếng ngất
Tắt tiếng Thuỷ Tinh
Im hơi Hà Bá!

Gạc Ma! Gạc Ma!
Kẻ nào tước súng quân ta?
Những ai thu đạn người giữ biển?
Cả ngọn lê lận lưng cũng phải thòi ra!
Sinh mệnh chính mình không khí tài tự vệ,
Các anh lấy gì hoàn thành
Sứ mệnh tay không giữ biển đảo nhà?

Gạc Ma! Gạc Ma!
Chiến thuật hành quyết quân dân ta
Là lệnh cho các anh xếp hàng đổ bộ
Bì bõm lội nước ngang nửa người
Như những tấm bia trôi trước đỉnh đầu ruồi súng giặc
Khói nồng
Tay cóng
Gió tanh
Nước lạnh
Máu sôi…
Chông san hô cắt chân
Đạn đại liên xuyên sọ
Sóng nuốt thân người
Nhưng vẫn không một cánh tay nào giơ lên quá trán

Gạc Ma! Gạc Ma!
Những kẻ thu giữ đạn của các anh
Mấy đứa lột lê/tước súng các anh
Từng chôn sống non vạn dân lành trận Mậu Thân
Hay vùi ngộp ba ngàn người trận Bình Long An Lộc
Giữa chiến tranh, trên đất liền.
Đến thời hoà bình, thống nhất
Vẫn lệnh cho Thuỷ Táng Sống các anh
Dìm sóng Trường Sa
Trên đàn Gạc Ma
Như một lễ hội hiến tế sinh linh
Thản nhiên hoà máu các anh nhuộm đỏ biển nhà
Cố chứng minh quyết tâm khấu đầu nô lệ
Núp bóng thần tài bảo kê
Để từ Gạc Ma chiến lược
Khai kênh tới Trung Nam Hải
Ghé Thành Đô thệ nguyền gọi giặc bằng cha

Gạc Ma! Gạc Ma!
Bọt sóng đảo xa
Vỡ vọng bản tiến quân ca
Lá cờ chủ quyền mang theo ra đảo
Vật vờ chìm theo các anh xuống đáy biển Đông
Chỉ trơn tuyền màu máu
Còn, lũ thái thú đã tháo sao gắn lên cờ giặc

Gạc Ma! Gạc Ma!
Khó khăn nào cũng vượt qua
Kẻ thù nào cũng đánh thắng
Trừ bọn cẩu quan tham ác với dân
Và ngu hèn trước quân xâm lăng truyền kiếp

Gạc Ma! Gạc Ma!
Mười bốn tháng Ba,
Mấy mươi năm không một ngày giỗ trận
Chỉ bởi bọn bán nước từng tình nguyện hiến tế các anh
Hầu đổi lấy một kho đầy những khay vàng chữ/xanh tiền
Hiện đang tất bật
Xắn tay xây tường rào Phủ/Dinh/Biệt điện!

Gạc Ma! Gạc Ma!
Chỉ mỗi đồng bào ta
Nhớ mãi
Hoàng Sa-Biên Giới-Trường Sa,
Chính các anh
Đã dạy cho quảng đại quần chúng xứ này,
Rằng,
Lòng yêu nước và Ý chí xả thân bảo vệ đất nước
Không đời nào chia theo vĩ tuyến!

HS-BG-TS
Nhân Dân Không Bao Giờ Quên Các Anh!

14/3/2015 – 12:00 – Mặc niệm các chiến sĩ Hoàng Sa-Biên Giới-Trường Sa.
Blogger Đinh Tấn Lực

Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.