Ai thấu cho lòng Tý?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân ngày 3/2 kỷ niệm thành lập đảng CSVN, mời quí bạn đọc vừa nghe diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa đọc lại bài “Ai thấu cho lòng Tý” của tác giả Phạm Nhật Bình.
BBT-WebVT

– – –

Thật đúng nay là cái thời chẳng còn tôn ti, phép tắc gì cả!

Ai đời ông Tổng bí thư đảng CSVN vừa tuyên bố một câu, chưa kịp đóng miệng, đã có hàng hàng lớp lớp những câu phân tích, mắng chửi thậm tệ từ khắp các ngõ ngách trên mạng. Đó là câu ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong một cuộc gặp gỡ cử tri tại Hà nội: “Trong giải quyết căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, chúng ta đã giành được thắng lợi“.

Thật ra thì cũng khó trách dân cư mạng vì không một ai, kể cả Ban Tuyên Giáo Trung Ương, có thể giải thích được “thắng” ở chỗ nào. Ai nấy chỉ thấy trong tâm can mối nhục quốc thể: quân xâm lược ngang nhiên kéo vào tận thềm lục địa Việt Nam lúc chúng cần và thản nhiên kéo đi lúc chúng muốn. Rồi đại diện Bộ Chính Trị đảng CSVN sang tận đất Tàu chỉ để xin “khai thác chung” phần biển bao đời của cha ông Việt Nam. Nhiều người đã phải văng tục khi nghe câu nói của ông Trọng.

Bực điên người vì câu nói thiếu não của ông Trọng đã đành nhưng ngạc nhiên thì chắc chẳng còn ai. Người ta hầu như đã quen với những phát biểu “làm ngẩn người” của vị cựu Trưởng ban Lý luận Trung ương, cựu Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, và nay Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN. Thật vậy, bà con ta quen đến độ lâu lâu không thấy báo chí đăng các phát biểu của ông Trọng người ta lại nhớ.

Rõ ràng từ khi tuyên bố câu “tham nhũng như ngứa ghẻ”, tức đã lan tràn khắp thân thể Đảng, ông Trọng đã “bỏ rơi” quần chúng khá lâu. Ngay cả trong chuyến đi Nam Hàn cũng không nghe báo chí thuật lại câu gì đáng kể. Có lẽ vì thế mà câu nói “đập chuột” của ông gần đây mới quí làm sao. Bao người lại có dịp kích ngất!

Hôm đó, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội – lại cử tri Hà Nội. Dân Hà Nội quả là có phước vì luôn được nghe trước cả nước – khi đề cập đến vấn đề chống tham nhũng ngày càng khó và trong vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Chống tham nhũng thì phải như đánh chuột, đừng để vỡ bình!”. Hiển nhiên, ai cũng biết ông đang dùng câu ngạn ngữ Trung Hoa “Đánh chuột coi chừng vỡ bình quí”. Nhưng điều làm người ta suy nghĩ là: ông Trọng đang ví ai là chuột? và ai là bình quí?

Về chuột, không nhắc tới tên, người ta cũng biết con chuột lớn nhất mà ông Trọng đang muốn nhắm tới là ai. Chính ông Trọng đã tức tới độ nghẹn ngào ở cuối Hội Nghị 6 khi thừa nhận Trung ương của ông Nguyễn Tấn Dũng đã trói tay Bộ Chính Trị của ông Trọng trong việc đập “đồng chí X”. Sau khi lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổng công ty do Thủ tướng Dũng lập ra, chia riêng với nhau các núi tiền (mà các phe còn lại, kể cả mạng lưới của ông Trọng, không sơ múi được gì), họ để lại các xác chết công ty với khối nợ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, một con số đang làm gẫy lưng nền kinh tế èo uột của Việt Nam.

Ông Trọng lại càng giận khi ông Dũng bắt đầu cho bộ hạ (hay hạ bộ cũng không sai) lên tiếng đề nghị khắp nơi rằng cái núi nợ từ các tập đoàn kinh tế đó là trách nhiệm của nhân dân và nhân dân phải tự gom góp tiền mà trả. Một trong những bộ hạ đó là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý. Ông Lý tuyên bố ngay tại sàn Quốc hội: “Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”

Và hiển nhiên bên dưới vua chuột X là cả một hệ thống nhà chuột ngổn ngang, đan chéo quan hệ trên cả nước. Đó là chưa kể các họ chuột khác bên dưới từng ủy viên Bộ Chính Trị, từng bí thư tỉnh ủy. Số chuột nhiều đến độ ông Trọng bảo phải có những “suy nghĩ chiến lược” cho cả một “chiến lược đánh chuột” ở tầm vóc quốc gia. Nhưng người ta chưa kịp nghe cụ thể chiến lược đó là gì thì cũng lại chính ông Trọng tự chận tay mình lại với ý niệm “bình quí”.

Bình quí của ông Trọng là gì hay là ai?

  • Nếu bình quí đó là những lãnh tụ đảng cộng sản chân chính (hiển nhiên … như tác giả câu nói đó) thì trước hết, các lãnh đạo “trong sạch” ấy có dám cho toàn dân biết con số và nguồn gốc khối tài sản gia đình họ đang cất giấu hiện nay không? hay vẫn chỉ giở trò nham nhở “phát hiện 1 trường hợp khai gian trong số gần 1 triệu cán bộ kê khai tài sản”?
    Và ngay cả nếu thực sự có các lãnh tụ chân chính đó nhưng họ cứ nhất định chỉ đứng làm kiểng, vô tri vô giác, để mặc cho bầy chuột tha hồ cắn phá và phóng uế khắp nhà, khắp bàn thờ, thì các bình đó “quí” đối với ai?
    Rõ ràng mọi cái bình hiện nay đều bị dính đầy mùi chuột, phân chuột, và lông chuột. Phải chăng đã tới lúc cần ném những cái bình vừa vô dụng vừa quá dơ dáy đó vào thùng rác?
  • Cũng có thể ông Trọng đang nói mỗi bình quí là một vai trò, chức năng, vị trí lãnh đạo của Đảng, và không thể vì có con chuột đang sống trong đó mà xóa luôn vị trí đó. Có lẽ đây là hình ảnh gần hơn với thực tế tại Việt Nam: chỉ có những con chuột sống trong bình lớn, bình nhỏ mới tròn trĩnh – chỉ có những đảng viên đang nắm chức lớn, chức nhỏ mới khấm khá. Các con chuột ở ngoài bình đều gầy guộc và luôn tìm mọi cách chui cho được vào một bình nào đó.
    Chính vì vậy mà có thể nói chắc rằng tất cả mọi bình hiện nay trên đất nước Việt Nam đều có một hoặc nhiều chuột đang sống trong đó. Bình “quí” nhất là loại bình ủy viên Bộ Chính Trị, rất kiên cố và nhiều tiện nghi bên trong. Kế đến là các loại bình “made by thủ tướng”, rồi loại bình tỉnh ủy, loại bình chánh án, bình công an, … dài xuống cả loại bình giám đốc nhà thương, chủ nhiệm nhà trường.
    Nhưng cái bình cực quí hiện nay, và càng gần Đại Hội Đảng XII càng tăng giá trị, là cái bình Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN.
    Đến đây thì mọi người đều hiểu tại sao ông Trọng có vẻ hốt hoảng, cản ngay mọi ý định đập chuột … trong bình.
  • Nhưng có người lại cho rằng ông Trọng muốn nói đến cái bình chung của mọi đảng viên đang có chức quyền, tức cái bình chuyên chính vô sản mà toàn bộ các quan chức đang bám vào để sống khoẻ, sống bền. Nói cách khác, cái bình duy nhất đó trên đất nước Việt Nam đang chứa tất cả họ nhà chuột. Nếu bình này bị mẻ tất cả sẽ bị gió lạnh và nếu bình bị vỡ thì tất cả đều sẽ phải xuống … sống như dân thường.
    Chính vì vậy mà ông Trọng rất nhất quán trong nhiều năm qua, luôn cố gắng thuyết phục hàng ngũ đảng viên: Nào là “nếu kỷ luật sẽ làm mích lòng”; rồi lại “kỷ luật sẽ làm mất đoàn kết”; rồi còn hăm dọa “diệt hết tham nhũng thì còn ai làm việc”; và khuyến khích mọi người nên xem nhẹ “tham nhũng như ngứa ghẻ”, nghĩa là sống với tham nhũng cũng chẳng chết ai.
    Hóa ra câu ví von của ông Trọng cũng là lời hứa ngầm: sẽ không đụng đến con chuột nào cả vì sinh mạng và quyền lợi chung.

Đến nay, sau mấy thập niên với đủ loại chiến dịch đánh tham nhũng của Thủ tướng, của Bộ Chính Trị, của Ban Nội Chính, Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương, và đủ loại bộ phận khác, người dân biết chắc một điều: chuột chỉ có thể cắn xé nhau chứ chuột không thể đập chuột, và lại càng không thể đập trong cái bình chung của chúng.

Mùi nồng nặc từ chiếc bình đang xông ra cả nước và càng lúc càng nặng mùi khi gần đến Đại Hội Đảng XII. Không chỉ mùi phóng uế mà còn cả mùi chuột chết bên trong.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.