Trương Minh Tam thay TNLT Đặng Xuân Diệu về thăm Mẹ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiết trời cuối Thu kèm theo nhưng cơn mưa tầm tả càng làm cho không gian trở nên u ám. Anh về thăm Mẹ Nga trong ngôi nhà ẩm thấp, tồi tàn, đơn sơ của vùng sơn cước Miền Trung.

7h30 sáng 30/10/2014 chúng tôi có mặt tại nhà TNLT Đặng Xuân Diệu, mặc dầu chưa biết nhau, chưa gặp nhau nhưng Mẹ Nga và Trương Minh Tam vừa nhìn thấy nhau đã ôm chầm lấy nhau như mẹ con bao năm xa cách giờ được gặp lại, không ai nói nên lời, chỉ có những dòng nước mắt chảy ra từ khóe mắt cả Mẹ lẫn Con. Mẹ muốn nói gì đó, nhưng cổ họng đơ lại, Mẹ chỉ biết dùng hai bàn tay bấu víu vào người Tam, đầu lắc lư mãi và cuối cùng Mẹ cũng đã phát ra được một câu Con…mới…về.

Khi mọi người đã qua cơn xúc động và bình tâm trở lại mới ngồi tâm sự. Nghe những lời con trai gửi gắm về cùng Mẹ. (Con xin lỗi Mẹ, là người con út trong nhà, Cha mất sớm, hơn 30 năm nay, Mẹ mang trọng bệnh, gia cảnh thì không có gì, đáng ra con phải chu toàn nghĩa vụ hiếu làm con, nhưng Đất nước còn lắm nhiễu nhương, Con đã chọn con đường dấn thân cho Dân Tộc cho Tổ Quốc và bị cầm tù vì đi ngược với quản điểm của nhà cầm quyền. Con tin rằng một ngày không xa nữa con sẽ được về cùng Mẹ, Mẹ cố gắng giữ gìn sức khỏe, chờ tin vui, cầu nguyện cho Con nhiều, Con cũng luôn cầu nguyện cho Mẹ và chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau Mẹ nhé). Khi nói đến đây thì không còn ai cầm nổi nước mắt, Mẹ đã khóc, khóc cho vơi đi nổi nhớ con, và sau đó Mẹ đã lấp đầy nổi trống vắng bằng những lời tâm sự: “Nó (Diệu) là đứa con ngoan hiếu thảo, không màng gì cho bản thân, nhưng luôn quan tâm cho người khác, Mẹ tin tưởng nó và Mẹ cũng tin rằng, một ngày không xa, Mẹ sẽ được đón con trong vòng tay của Mẹ”.

Khi chia tay Mẹ, mọi người không khỏi xao lòng, một mình Mẹ đơn côi trong căn nhà trống vắng chờ đợi Con 13 năm ròng rã, khi đó liệu Mẹ có còn để ôm ấp vào vòng tay đứa con Mẹ yêu quý. Trương Minh Tam thốt lên một câu: “Một vùng đất cằn cổi đã sinh ra một ANH HÙNG và một Mẹ ANH HÙNG”.

Nghệ an ngày 30/10/2014
ĐÌNH LÊ

Nguồn: Thanh Niên Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.