Nhớ đến Luật sư Nguyễn Văn Đài*

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi chơi khá thân với luật sư Đài, trước khi biết tới thế nào là Dân chủ và Nhân quyền thì tôi chỉ biết tới các cuộc biểu tình chống Tàu mà ngày đó chỉ dám hóng mà ko dám tham gia. Một hai năm sau biết tới anh Đài, tôi và anh cùng là người học Luật nên nói chuyện rất hợp cạ. Lúc còn đi học, cứ thi thoảng cuối tuần tôi lại mời anh Đài đi cafe để hỏi han về luật pháp, về các vụ án và cách giải quyết. Anh Đài hỏi tôi rằng tôi có sợ không khi biết anh bị quy là phản động. Lúc đó tôi cười bảo rằng “em chỉ đến hỏi anh về luật thôi, có bàn bạc chống đối gì đâu mà phải sợ, với cả em không có ý định tham gia gì đâu nha anh.”

Sau thời gian đó, tôi và anh vẫn gặp và chia sẻ về pháp luật với nhau. Anh không chia sẻ nhiều với tôi về công việc của anh đang làm phần vì lúc đó tôi còn trẻ, phần vì tôi cũng bận đi học, đi làm thêm nên không có nhiều thời gian cafe trò truyện. Có lần tôi hỏi anh nguyên nhân và lý do nào dẫn anh đến con đường đấu tranh này “Con đường này quá đơn độc và đầy chông gai”. Anh Đài đã kể cho tôi nghe cả một câu chuyện dài mà có lẽ tôi sẽ kể cho các bạn nghe theo dạng… truyện.

Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 ở Hưng Yên, bố là ông Nguyễn Văn Cấp, vốn là một cán bộ ngành giáo dục. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Nguyễn Văn Đài đã đi học Trung học Kỹ thuật điện ở Sóc Sơn – Hà Nội. Tốt nghiệp xong, nhờ mối quan hệ của bố, chàng trai trẻ năm đó đã sang Đông Đức, đi theo diện “lao động hợp tác”, nói trắng phớ ra giống như cách nói ngày nay thì là đi “Xuất khẩu lao động”. Nhưng đừng vội coi khinh nha, XKLĐ thời đó có giá lắm, ai cũng ao ước đi mà không phải ai cũng được đâu, cái này phải nói nhờ là con ông cháu cha thì mới sang được đó.

Tạm gác chuyện đó sang bên, mọi chuyện bắt đầu kể từ khi cậu trai đặt chân sang Đông Đức. Mọi thứ dường như quá choáng ngợp so với tâm trí cậu ta, mọi thứ quá mới, quá hoành tráng so với mảnh ruộng, con trâu nơi quê nhà. Cuộc sống mới quá tốt, tủ lạnh lúc nào cũng đầy đồ ăn, di chuyển đi lại, con người nơi đây đều rất tốt, công việc hiện tại của cậu ta cũng rất ổn, cậu ấy chỉ việc sáng dậy tới chỗ làm, tối về ăn uống đi chơi và ngủ, cuối tuần thì có thể bắt tàu hỏa đi các vùng để chơi và thăm thú.

Rồi một ngày, cậu ta gặp một bà giáo già, thấy bà ấy đang ngồi chửi cả cái chế độ Đông Đức, cậu ta liền hỏi “mọi thứ đều rất tốt, bà có công việc và trả lương đầy đủ, tại sao vẫn còn bất mãn”. Bà giáo trả lời “vấn đề của tôi không phải là không được trả lương, mà tiền lương của tôi không thể dùng vào việc gì, tôi muốn có một chiếc xe hơi để chạy, tôi thừa tiền để mua nó, nhưng vấn đề là sản xuất quá ít, tôi đặt mua xe và họ hẹn 1 năm 9 tháng sau mới có, vậy thì tôi có tiền để làm gì nếu không mua được thứ mình muốn, thứ mà bên kia (Bức tường) người Tây Đức có đầy”.

Có cái gì đó sai sai ở đây, cậu ta nghĩ, nhưng kệ mịa bà giáo già kia ngồi đó than vãn, cậu ta đi về phòng ăn một con gà quay và ngủ một giấc tới sáng hôm sau đi làm.

Dĩ nhiên, mọi chuyện vẫn ổn, cho tới sáng một ngày đẹp trời, toàn bộ đường đi làm của cậu bị kẹt cứng bởi đoàn người biểu tình, lúc này cậu bắt đầu cảm giác khó chịu và rủa xả họ là cái lũ dở hơi vô công rồi nghề, đang yên đang lành đi biểu tình chống chính quyền Đông Đức, làm ảnh hưởng cả tới cậu. Những người dân Đông Đức biểu tình đòi tự do ngày càng đông, những dòng chữ về Tự do, về tình thần tự do rao giảng trên khắp các đường phố Đức đập vào mắt cậu. Người Đông Berlin và Tây Berlin đổ về phía bức tường, uống bia và sâm panh, hô to “Tor auf!” (Mở cửa đi!). Vào nửa đêm, họ tràn qua những trạm kiểm soát. Hơn hai triệu người từ Đông Berlin thăm Tây Berlin vào cuối tuần đó để tham gia ăn mừng trong một sự kiện được mô tả là “lễ hội đường phố vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”. Những người dùng búa, dùi để đục đẽo tường được gọi là “chim gõ kiến trên tường”, trong khi cần trục và xe ủi kéo sập từng phần của bức tường.

Mọi suy tư tràn ngập trong đầu cậu, những câu hỏi lớn chưa từng có trong đời cậu cứ hiện lên:

“Tại sao cuộc sống của họ tốt vậy mà họ lại phản đối.”
“Tự do là gì mà họ đòi dữ vậy.”
“Tự do là gì mà họ bất chấp tính mạng để vượt qua được bức tường kia.”
“Việt Nam có tự do hay không.”

Cách mạng 1989 thành công, những người lao động hợp tác như Nguyễn Văn Đài sẽ phải về hồi hương. Nhưng may mắn thay, khi hồi hương Nguyễn Văn Đài đã mang theo một điều rất quý báu trong con tim và khối óc của mình, đó là sự nhận thức về tự do, về tình yêu với tự do rằng tự do là có thể thực hiện được. Trải nghiệm của cuộc cách mạng ôn hòa và dân chủ hóa một nhà nước độc tài đã khiến chàng trai đi đến quyết định đi học luật sau khi về nước. Hồi tưởng lại quá khứ anh nói rằng, bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất không đổ máu đã hằn sâu đậm nét vào bước ngoặt của cuộc đời anh.

Tự dưng hôm nay nhớ ông anh nên viết hơi nhiều.

Nguồn: FB Lý Quang Sơn

* BBT đặt tựa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”