Học văn để làm chi hè?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

O Kim Tiến xinh đẹp, Bộ trưởng Y tế xinh đẹp của chúng ta nói rằng “Tôi phải nói thật là môn văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được (…). Môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp”.

Từ câu nói của người đẹp Kim Tiến dân tình bàn loạn cả lên. Tui để ý xem có nhà văn nào lên tiếng không. Không. Hoàn toàn không. Bởi vì đó không phải việc của nhà văn. Đó cũng không phải vấn đề mà nhà văn quan tâm. Hi hi… thiệt rứa đó.

Bảo rằng học văn để nói năng lưu loát, xin thưa trật lấc! Muốn nói năng lưu loát thì đi học môn hùng biện chứ không phải đi học văn. Tất cả nhà văn hàng đầu nước ta đều nói năng không hề lưu loát chút nào. Kim Tiến đã nghe nhà văn Nguyễn Minh Châu nói chuyện lần nào chưa? Nếu chưa bây giờ thử mời nhà văn Bảo Ninh đến Bộ y tế nói chuyện. Trình nói chuyện của Bảo Ninh cũng xêm xêm Nguyễn Minh Châu, họ đều thuộc trường phái ngậm hột thị. Ngậm hột thị hãy còn khá, có nhà văn không hề biết nói, điển hình là nhà thơ Tế Hanh. Rời cây bút ra là ông không sao diễn đạt được điều ông nghĩ cho mọi người hiểu.

Bật mí cho người đẹp Kim Tiến nhé: Ở đâu không biết chứ ở nước ta phàm ông nào trước đám đông nói năng lưu loát, trơn tuột như cháo chảy, thì hoặc ông đó không phải nhà văn hoặc là nhà văn dốt, tức nhà văn bất tài. Chắc chắn 100%.

Bảo rằng học văn để viết lách gãy gọn, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, xin thưa cũng trật lấc nốt. Muốn giỏi mấy món đó thì lo đi học môn soạn thảo văn bản. Hơn 90% phần trăm nhà văn nước ta viết sai chính tả, trong đó có tui. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chẳng những viết sai chính tả mà sai luôn cả lỗi đánh máy, đọc bài ông viết lắm khi muốn nổi khùng. Thế nhưng ông là nhà thơ được yêu mến hàng đầu Tổ quốc mình đấy O Kim Tiến ạ. Bạn đọc đọc thơ ông chứ chẳng ai đọc chính tả của ông bao giờ, không tin O Kim Tiến hỏi họ mà xem.

Một nhà thơ hàng đầu đất nước khác đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật, ông còn không viết nổi biên bản một cuộc họp nửa tiếng của ban biên tập báo Văn nghệ. Một hôm ông Hữu Thỉnh giao cho Phạm Tiến Duật làm biên bản. Phạm Tiến Duật mừng lắm, vì nghĩ mình được coi trọng, ra sức viết một biên bản 4 trang A4. Họp xong,Phạm Tiến Duật đọc biên bản. Mọi ngơ ngác không ai hiểu sao cả. Chỉ riêng Hữu Thỉnh là xuýt xóa khen hay. Xuýt xoa khen hay xong Hữu Thỉnh hỏi Phạm Tiến Duật, nói này ông Duật, cái này là biên bản hay thơ hậu hiện đại?

O Kim Tiến ơi! Môn văn chẳng cần để làm chi hết, nói chung học sinh nước ta không cần phải học văn. Ông Bảo Ninh có lần tâm sự với tui, nói tao nói thật, sở dĩ bây giờ tao thành nhà văn vì ngày xưa tao chán học văn khủng khiếp. Đúng vậy. Ở một xã hội lấy đạo đức giả làm căn bản thì văn chương (thứ thiệt) là thứ nguy hiểm càng tránh xa càng tốt. Ở một xã hội mà bọn đạo đức giả luôn lấy món nhân văn (giả cầy) làm ngọn cờ gương mẫu uy tín thì càng học văn càng nguy hiểm, càng học văn càng giết chết văn, giết chết luôn tính người trong mỗi chúng ta. Điều đó giải thích vì sao càng học văn thì tình trạng cướp giết hiếp càng dâng cao, y đức ngành của O càng suy sụp.

Rứa đo O Tiến nờ.

Nguồn: Blog Quê Choa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.