Hội Đồng Liên Tôn VN tố cáo chính sách đối xử vô nhân của CSVN đối với TNLT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Lên Tiếng về tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khác

Ngày 09-01-2013, các đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước yêu tự do dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế đều hết sức bất bình phẫn nộ về phiên tòa bất công phi pháp mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngụy tạo để kết án 14 thanh niên Công giáo-Tin lành ở Nghệ An về tội gọi là “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ luật Hình sự của Cộng sản với mức án tàn bạo (83 năm tù giam, 42 năm quản chế), trong lúc họ chỉ là những tâm hồn trẻ muốn đấu tranh ôn hòa cho tự do, nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Công luận đặc biệt chú ý đến ba người bị án nặng nề nhất (13 năm tù, 5 năm quản chế) là các Anh Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Lê Văn Sơn (anh Sơn về sau được giảm án trong phiên tòa phúc thẩm).

Chưa hết, khi bắt đầu thụ án, các tù nhân lương tâm vô tội trên còn bị nhà cầm quyền Cộng sản -qua tay công an các trại giam – tiếp tục đối xử bằng nhiều cách thức tàn độc và hèn hạ, nhằm trả thù lòng yêu nước của họ và buộc họ phải nhận mình có tội. Chẳng hạn biệt giam cùm kẹp, cho ăn uống thiếu thốn, không chạy chữa thuốc men đầy đủ, nhốt trong nơi thiếu điều kiện vệ sinh, nhờ tù hình sự đánh đập hay hành hạ, không cho gặp người thân hoặc viết thư thăm gia đình, bỏ xó mọi đơn từ yêu cầu khiếu nại và triệt để cấm hưởng dụng quyền tự do tôn giáo… Chính những đòn thù vô nhân đạo và vô pháp luật này đã khiến nhiều tù nhân lương tâm đem sinh mạng mình ra để phản đối bằng cách tuyệt thực.

Nhờ lời chứng của gia đình lẫn bạn tù vừa mãn án, công luận đang báo động về trường hợp thê thảm của Anh Đặng Xuân Diệu, hiện bị biệt giam ở Trại 5:huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.

Trước hết, với tinh thần bất khuất, tù nhân lương tâm này đã chẳng bao giờ nhận mình có tội, nên Anh cương quyết phủ nhận phiên tòa, không thèm kháng án để được phúc thẩm, không mặc áo tù có đóng triện “phạm nhân”, trái lại còn gởi thư phản kháng đến Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam (nhưng chẳng được trả lời).

Hậu quả là từ khi bị đưa vào Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (sau phiên tòa sơ thẩm), một đàng Anh không hề được gặp mặt gia đình trong những lần họ đến thăm nuôi, đàng khác Anh còn bị biệt giam liên tục, bị cán bộ đánh đập, có lần bị nhốt chung nửa năm (22-04 đến 23-10-2013) với một phạm nhân can tội giết người mà Anh buộc phải phục vụ như một tên nô lệ. Anh cũng từng bị đưa vào “buồng kỷ luật”, ở đó phải bị cùm chân, uống nước bẩn, thiếu chăn màn, không được tắm rửa và sống trong hôi hám cùng tột.

Vì đấu tranh cho các bạn tù có những điều kiện sống tối thiểu xứng với nhân phẩm và đấu tranh cho sự vô tội của mình trước một nền pháp chế bất nhân tàn độc, chủ yếu bằng tuyệt thực, hiện Anh Đặng Xuân Diệu đang tiếp tục gánh chịu những đòn thù của những cai ngục đã mất hẳn tính người và tình người. Giờ đây Anh đã suy sụp sức khỏe và tính mạng đang từng ngày bị đe dọa, trong lúc tại quê nhà, bà mẹ già 70 tuổi của Anh đang lâm bệnh nặng vì khổ đau và thương nhớ.

Đứng trước trường hợp thương tâm này, một trường hợp tiêu biểu cho thân phận các tù nhân trong hàng ngàn lao ngục Cộng sản, Hội đồng Liên tôn Việt Nam:

– Cực lực phản đối nhà cầm quyền Việt Nam vì đã luôn chủ trương một chế độ lao tù chỉ nhắm trừng phạt, báo thù, bóc lột sức lao động của các tù nhân, nhất là tù nhân lương tâm; ngoài ra còn dùng mọi phương cách bạo lực và đê tiện để buộc hạng tù nhân này phải nhận tội.

– Mạnh mẽ tố cáo lối ngụy biện và bao che thường thấy của quan chức Cộng sản là cho rằng chính sách nhà tù của CHXHCNVN luôn nhân đạo, chỉ có đôi nơi và đôi lúc nào đó, cán bộ công an cai tù làm sai chính sách do vô ý hay do chưa hiểu.

– Khẩn cấp báo động trước lương tri nhân loại về các trường hợp giam tù nhân cho đến chết (Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại…), đầu độc tù nhân trong trại giam (Đinh Đăng Định, Huỳnh Anh Trí…), thả tù nhân trong tình trạng kiệt quệ sức khỏe (Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tuấn Nam…), hành hạ tinh thần hay thân thể những tù nhân bất khuất (linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, các tín đồ Mai Thị Dung, Dương Thị Tròn, các doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu, các nhà báo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, các sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đinh Nguyên Kha, công nhân Đoàn Huy Chương…) và vô số tù nhân lương tâm khác.

Làm tại Việt Nam ngày 17-10-2014, nhân dịp Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Lãnh đạo tinh thần tối cao của Công giáo, Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Công giáo:

– Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi (đt: 0984.236.371)

– Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại (đt: 0935.569.205)

– Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (đt: 0993.598.820)

Phật Giáo:

– Hòa thượng Thích Không Tánh (đt: 0165.6789.881)

– Thượng toạ Thích Viên Hỷ (đt: 0937.777.312)

Tin Lành

– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (đt: 0121.9460.045)

– Mục sư Đinh Uỷ (đt: 0163.5847.464)

– Mục sư Đinh Thanh Trường (đt: 0120.2352.348)

– Mục sư Nguyễn Hồng Quang (đt: 0978.207.007)

– Mục sư Phạm Ngọc Thạch (đt: 0912.000.709)

– Mục sư Nguyễn Trung Tôn (đt: 0906.342.908)

– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (đt: 0906.342.908)

– Mục sư Lê Quang Du (đt: 0121.2002.001)

Cao Đài:

– Chánh trị sự Hứa Phi (đt: 0163.3273.240)

– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (đt: 0988.971.117)

– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (đt: 0988.477.719)

Phật giáo Hoà Hảo:

– Hội trưởng Lê Quang Liêm (đt: 0199.2432.593)

– Ông Phan Tấn Hòa (đt: 0162.6301.082)

– Ông Tống Văn Chính (đt: 0163.5745.430)

– Ông Lê Văn Sóc (đt: 096.4199.039)

Nguồn: Web Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…