Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bangkok
2014-08-31

Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.

Đây là vụ việc xảy ra gần một năm qua khi người dân tập trung giữ khu đất thuộc các gia đình thương binh liệt sỹ mà địa phương lấy để làm dự án xử lý nước thải. Người dân phản đối yêu cầu phải dời dự án ra nơi khác vì địa điểm thu hồi đất là quá sát nhà dân.

Bà Ngô thị Đức là một đảng viên trong chi bộ đảng địa phương dám công khai lên tiếng phản đối dự án. Bà bị chi bộ khai trừ ra khỏi đảng vì lý do đó.

JPEG - 66.2 kb
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn – phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh.

Nay tiếp tục bị ép buộc nhận tội cùng người khác gây rối trật tự, bà Ngô thị Đức phải chặt ngón tay để bày tỏ thái độ quyết liệt lên án những việc làm sai trái của chính quyền địa phương. Vào sáng ngày 31 tháng 8, bà Ngô thị Đức cho Đài Á châu Tự do biết như sau:

‘Họ đã khai trừ hết đảng rồi, kinh tế chính trị mất hết rồi, bây giờ họ còn bắt lên hầu tòa để nhận tội. Tôi bảo tôi không có tội gì hết, tôi chỉ đề nghị xa dân cư thôi. Trong khi công an đánh dân, đánh người già, trẻ con thì không có tội, trong khi chúng tôi chỉ đề nghị xa dân cư thì lại qui chúng tôi thành tội. Chúng tôi không ăn cắp, không ăn trộm, chỉ giữ ruộng để cấy thôi; thế mà cứ ép buộc chúng tôi lên ký nhận tội’.

Người dân địa phương cho biết, chính quyền địa phương vừa trao giấy triệu tập cho 12 người đến ngày 4 tháng 9 này phải ra tòa để xét xử về tội gây rối trật tự công cộng. Trong số này ngoài bà Ngô thị Đức, còn có một người từng tích cực lên tiếng về dự án xử lý nước thải quá sát khu dân cư tại Từ Sơn là ông Đặng Văn Nhu. Ông cho biết thông tin về việc bị đưa ra tòa và chuyện bà Đức chặt ngón tay để phản đối:

‘Ngày 4 này họ đưa ra xét xử 12 người, qui vào gây rối trật tự. Hôm qua, họ ép bà Đức quá nên bà Đức chặt ngón tay.’

Con trai bà Ngô thị Đức cho biết mọi người đã đưa bà này đi bệnh viện để được nối lại ngón tay trỏ mà bà tự chặt để phản đối chính quyền địa phương, tuy nhiên các bác sĩ tại bệnh viện cho rằng không thể nối lại và nếu tiến hành thực hiện việc đó chỉ làm tốn tiền cho gia đình mà thôi.

Trong vụ việc phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh, còn có một người tích cực đấu tranh là bà Đỗ thị Thiêm. Bà này trở thành nạn nhân bị đối tượng bất hảo tạt acid đến nay vẫn còn phải chữa trị; trong khi đó các hung thủ vẫn chưa được xét xử.

JPEG - 25.1 kb
Ngày 04/07/2013, bà Đỗ Thị Thiêm, cư dân khu phố Trịnh Nguyễn – thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh – bất ngờ bị tạt axit bị thương nặng

Xin được nhắc lại, chính quyền địa phương tại Từ Sơn, Bắc Ninh đưa ra dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại cánh đồng Lỗ Vó- Dạ Cá, khu đất ruộng của hơn 60 hộ dân thuộc diện gia đình thương binh khu phố Trịnh- Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án vào ngày 16 tháng 7 năm 2009. Tuy nhiên dân chúng phản đối vì dự án quá gần khu nhà dân sinh sống, mà theo họ sẽ gây hại cho sức khỏe người dân vì môi trường không bảo đảm.

Từ ngày 12 tháng 6 năm ngoái, người dân địa phương ra lập lán ngay tại đồng để giữ đất. Chừng một tuần sau lực lượng chức năng gồm công an và dân quân tràn vào đánh đập người dân trong đó có cả trẻ em, người già, phụ nữ. Tuy vậy người dân vẫn kiên quyết phản đối. Đến tháng 10, cơ quan chức năng đến bắt đi một số người và sau đó tháo giở tất cả lều bạt của người dân để triển khai san lấp và xây dựng dự án bất chấp phản đối của dân chúng địa phương.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.