Con Đường VN và bản án Đồng Tháp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Tuyên bố về phiên tòa xử các công dân Bùi Thị Minh Hằng,
Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Bất chấp dư luận trong ngoài nước và lời kêu gọi của các chính phủ, tổ chức quốc tế về quyền con người, sau sáu tháng bị bắt giữ, “tạm giam” trái quy định, ngày 26 tháng 8 năm 2014 chính quyền Việt Nam đã tiến hành phiên xử các công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Kết quả: ba công dân nói trên đã bị áp đặt bản án tổng cộng là 7.5 năm.

Nghiêm trọng hơn, dù được thông báo là một “phiên xử công khai” nhưng ngay từ nhiều ngày trước đó chính quyền và an ninh các cấp, các nơi đã công khai đe dọa, khủng bố và ngăn chặn công chúng quan tâm đến theo dõi phiên toà. Chỉ trong 24 giờ trước khi phiên toà được mở ra tại Toà án Nhân Dân Đồng Tháp, hơn 60 công dân Việt Nam, trong số đó có 6 thành viên Con Đường Việt Nam và một số nhân chứng quan trọng của vụ án đã bị bắt giữ, cô lập, sách nhiễu không thể vào theo dõi hay tham dự phiên toà.

Rõ ràng:

1. Việc bắt giữ và xét xử ba công dân nói trên là một thủ đoạn chính trị nhằm đàn áp nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng cùng các cộng sự, đồng thời khủng bố tinh thần của những nhà hoạt động xã hội dân sự khác đang bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hoà tại Việt Nam.

2. Đối với ba công dân nói trên, tất cả các quy trình từ bắt giữ đến xét xử đều là sự nguỵ tạo, dàn dựng thô thiển, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp lý về thời hạn tạm giam điều tra (điều 119 luật tố tụng hình sự), quyền được thăm gặp thân nhân trong thời gian tạm giam, quyền được xét xử công khai, minh bạch đúng pháp luật.

3. Đối với công chúng và dư luận quan tâm, chính quyền Việt Nam đã vi phạm trắng trợn đến quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân, chà đạp lên chính pháp luật Việt Nam (Khoản 1, điều 123 luật hình sự về “bắt, giữ, giam người trái pháp luật”) và các quyền con người căn bản qua việc đánh đập và bắt giữ trái phép những người muốn tham dự phiên toà. Phong trào Con Đường Việt Nam cực lực phản đối quy trình bắt giam, xét xử, bản án bất công áp đặt của chính quyền Việt Nam đối với ba công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Nguyễn Văn Minh và hành động ngăn chặn, bắt giữ phi pháp các công dân chung quanh phiên toà. Chúng tôi cho rằng việc nguỵ tạo tội danh, bắt giữ, xét xử thô thiển cùng các hành vi đàn áp ngăn cản công chúng quan tâm đến phiên toà là một thông điệp trái chiều mà chính phủ Việt Nam đã gửi đến dư luận thế giới trong vai trò là thành viên hội đồng nhân quyền LHQ và đặc biệt nguy hiểm khi đất nước đang cần sự ủng hộ của quốc tế trong hoàn cảnh kinh tế sa sút và chủ quyền lãnh thổ ngày càng bị xâm lấn, đe doạ hơn từ Trung Quốc như hiện nay.

Chúng tôi yêu cầu:

1. Chính quyền phải làm gương trên hết trong việc tôn trọng pháp luật để gìn giữ kỷ cương, đặc biệt trong một xã hội đang có rất nhiều biểu hiện tiêu cực, thiếu ý thức tôn trọng luật pháp như hiện nay. Cụ thể: phải lập tức huỷ bỏ bản án và trả tự do không điều kiện cho ba công dân trên.

2. Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt các hành vi sách nhiễu, vi phạm quyền con người của các công dân, bao gồm quyền tự do đi lại, quyền được thông tin, quyền được xét sử minh bạch công bằng, tôn trọng các thoả ước quốc tế về hạn định giam giữ, thủ tục tố tụng… để nhanh chóng hoà nhập cùng thế giới tiến bộ trong việc bảo vệ các giá trị phổ quát của quyền con người.

3. Con Đường Việt Nam cùng các tổ chức dân sự khác kêu gọi Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải nghiêm chỉnh tuân thủ và thi hành các nghĩa vụ quốc tế của mình, chấm dứt việc truy bức, bỏ tù công dân mình vì biểu hiện ái quốc trước xâm lược Trung Quốc hoặc vì bày tỏ khao khát dân chủ, tự do, công bằng xã hội.

Ngày 27 tháng 8 năm 2014
TM. Con Đường Việt Nam
Lê Quốc Tuấn
Phát Ngôn Viên

Phong trào Con đường Việt Nam
https://conduongvietnam.org
https://facebook.com/quyenconnguoi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.