Lạm dụng chức năng báo cáo Facebook

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam lạm dụng chức năng báo cáo của Facebook để bóp nghẹt những ý kiến đối lập

Timothy Geigner
Hoàng Thuyên lược dịch

Ngày 1 tháng 8, 2014

Thật là buồn cười khi thấy những nhà nước độc đoán, trên lý thuyết có thể vượt qua lề thói quan liêu khiến các xứ cộng hòa dân chủ chậm lụt, vậy mà đã không thể phản ứng nhanh chóng khi không kiểm soát internet được và cũng không biết lùi như thế nào. Thỉnh thoảng chúng ta lại thấy những ví dụ của nhà cầm quyền dùng các biện pháp toàn trị đối với dân của họ trên internet và các mạng xã hội, rồi sau đó thấy rằng các biện pháp đó không hữu hiệu, để rồi thay vì thoái lùi họ lại chỉ nhích xa một chút. Một ví dụ điển hình gần đây là Ukraine, khi họ cố gắng theo dõi và đe dọa những người biểu tình qua tin nhắn nhanh và qua công an, trước khi phải dẹp bỏ vụ tin nhắn nhanh, và rồi cuối cùng phải đầu hàng trước cuộc cách mạng làm thay đổi chế độ.

Việt Nam có vẻ đang trong tiến trình học cùng bài học. Quốc gia này thích tự khoác cho mình là một xã hội tự do, vậy mà họ mướn những người được gọi là “dư luận viên” trong hàng ngũ của cán bộ nhà nước. Công việc của họ là xem xét 25 triệu trang Facebook để tìm những ai có ý kiến đối lập và sau đó báo cáo các tài khoản này đến Facebook, mà dường như Facebook tuân theo bằng cách đóng các tài khoản này lại. Chuyện báo cáo này chỉ là một việc có tầm vóc nhỏ của nỗ lực ngăn chận của nhà nước.

    Với sự tham gia của 25 triệu người dùng, Facebook đã trở thành mạng xã hội chính yếu tại quốc gia này. Kể từ ngày Facebook cất cánh tại Việt Nam năm 2009, giới chức trách đã thất bại trong nỗ lực kềm chế sự phát triển vượt bực của Facebook đang đóng vai trò làm môi trường cho tự do ngôn luận. Những nỗ lực ban đầu của giới chức trách để ngăn chận Facebook đã thất bại và chỉ khuyến khích giới cư dân mạng học cách vượt tường lửa và trở nên quen thuộc về việc bất tuân dân sự.

Thật là trớ trêu. Bạn cố gắng gây khó khăn cho người sử dụng internet và điều này chỉ làm cho họ rành hơn trong việc qua mặt bạn. Đấy là chuyện bình thường chứ không phải ngoại lệ. Nhưng thay vì rút tỉa từ bài học, nhà nước lại đi theo hướng độc đoán đóng tài khoản và cỏ vẻ như có sự tuân thủ của Facebook. Cần nói cho rõ, chủ nhân các tài khoản chỉ nói lên những điều bất bình chứ không là những người khủng bố.

    Vào năm 2013, Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, được biết đến là nhà hoạt động đầu tiên bị bắt giam vì các hoạt động của anh trên Facebook. Anh bị tuyên án là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” qua các cập nhật tình trạng (stt) kêu gọi thả người em trai của mình đã từng dùng mạng xã hội để nói lên những ý kiến đối lập. Việc giam giữ anh Uy đã gây nhiều chú ý, nhưng vẫn không làm giảm đi sự ưa chuộng dùng mạng xã hội này cho việc thảo luận chính trị và tổ chức.

Nói cách khác, các nỗ lực của nhà nước vẫn không đi đến đâu. Những nỗ lực để bóp nghẹt những sự bất bình với nhà nước như vầy chỉ sản sinh ra thêm những tác động cấp số nhân trên trong việc đối kháng mà chúng ta đã thấy tại Ukraine, Ai Cập, Tunisia, vân vân và vân vân, muôn đời và mãi mãi, amen. Đó là kết quả. Tôi không phải là thầy bói, nhưng đừng ngạc nhiên nếu bạn trông thấy các cuộc biểu tình nở rộ hàng loạt, hệ quả của phương cách độc đoán này. Và nếu nhà cầm quyền còn nghĩ đến quyền hành thì xoay chiều ngay lập tức là điều cần phải làm.

Và, dĩ nhiên, chúng ta cũng đừng để Facebook qua một bên trong vụ này. Đã đến lúc mạng xã hội khổng lồ này phải lên tiếng về việc bịt miệng có động cơ chính trị quá hiển nhiên này. Họ phải giữ lập trường ý thức hệ lỏng lẻo nếu muốn hoạt động toàn cầu, tuy nhiên cũng có những việc đi quá đà và hành vi của nhà cầm quyền Việt Nam rõ ràng là loại việc đi quá đà mà mọi người có thể dễ dàng lên tiếng để chống lại.

Dẫu cách nào đi nữa cuối cùng cũng không có biện pháp nào hữu hiệu cả. Trong tương lai gần hãy đón chờ những bài viết khác của chúng tôi hả hê về vụ này.

***

Vietnam Abusing Facebook Reporting Tools To Stifle Dissent

Timothy Geigner – Tech Dirt

Aug 1, 2014

It’s funny how strong-arming governments, theoretically able to bypass the red-tape that makes republics and democracies so slow-moving, just can’t produce that kind of nimble posture when walking back their attempts to thought-control the internet. Time and again, we find examples of governments taking Orwellian measures against their own people on internet sites and social media networks, finding them to be far less useful than they’d thought, and then merely inching away from those attempts rather than outright reversing them. Ukraine recently served as an example of this, when they attempted to track and creep-out protesters via text messages and police action, before then walking back the text message portion and then finally succumbing to regime-changing revolution.

Vietnam appears to be in the process of learning the same lesson. The country that likes to style themselves a free society apparently employs so-called “opinion shapers” in their government ranks. Those folks’ job is to scour the 25 million Vietnamese Facebook users to find anyone critical of the government and then report their accounts to Facebook, which appears to be complying by shutting down the accounts. This, by the way, is the scaled back version of the government interference

    With 25 million Vietnamese users, Facebook is the social network in the country. Since Facebook took off in Vietnam in 2009, authorities have tried unsuccessfully to restrict its explosive growth and role as a medium for free expression. Early attempts by authorities to block Facebook did not succeed and only encouraged netizens to learn how to circumvent and became versed in civil disobedience.

Go figure. You try to clamp down citizens’ use of the internet and all that does is make them really good at getting around your attempts to block them. That’s the norm, not the exception. But rather than learn their lesson, the government just went with the heavy-handed account shutdown approach, apparently aided by a compliant Facebook. And just so we’re clear, we’re talking about normal grievances here, not terrorists.

    In 2013, 30-year old Dinh Nhat Uy was the first Vietnamese activist known to be arrested for his activities on Facebook. He was convicted for “abusing democratic freedoms” through status updates calling for the release of his younger brother who also used social media to express dissent. Uy’s arrest sparked widespread attention but did not temper enthusiasm for using the social network for political discussion and organizing.

In other words, it still isn’t working. Again, this kind of attempt to stifle public grievances with the government is only going to produce the kind of multiplier effect on dissent that we saw in Ukraine, in Egypt, in Tunisia, etcetera, etcetera, forever and ever, amen. That’s how this works. I’m not prognosticator, but don’t be surprised if you see protests in Vietnam spring up en masse as a result of this heavy-handed approach. And if the government plans on sticking around, a rather abrupt about-face on all this is severely warranted.

And, oh by the way, let’s not leave Facebook out of this, either. It’s about time the social media giant began taking a stance on this kind of obvious political silencing. They have to keep ideological stances pretty loose, assuming they want to continue operating world-wide, but there is such a thing as going a bridge too far and the Vietnamese government’s actions certainly seem like the kind of thing that would be easy to stand against.

Either way, none of this will end up working. Expect gloating posts from us in the not-too-distant future.

Tech Dirt

Theo DienDanCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.