Mãnh long quá giang: NGO Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phan Trinh dịch

Đảng Cộng sản đang nới rộng tự do cho một ý tưởng cách mạng

Với các lãnh tụ Trung Quốc, lịch sử thường có tính nước đôi. Một danh ngôn đại ý nói rằng: giang sơn phân rã mãi ắt sẽ về một mối; giang sơn một mối mãi ắt rồi sẽ phân rã. Hôm nay, dưới quyền cai trị của Đảng Cộng sản, nỗi sợ phân rã đang thật nặng ký. Quyết không đi vào vết xe đổ của Liên Xô ngày trước, các lãnh tụ Đảng đang ra sức giữ cho Trung Quốc đoàn kết chặt chẽ.

PNG - 28.5 kb

Nhưng giang sơn giờ đây không còn là một thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi Đảng ra lệnh và muôn dân răm rắp tuân theo nữa. Giai cấp trung lưu với khoảng 300 triệu người đã xuất hiện – và họ biết rõ họ muốn Trung Quốc của họ trở nên như thế nào. Cùng lúc đó, Đảng cũng đã rút lui, không can thiệp sâu vào mọi ngõ ngách cuộc sống đời thường nữa, cũng chẳng giả vờ chăm sóc cho thần dân từ thuở nằm nôi đến lúc mồ yên mả đẹp. Trong bối cảnh đó, nhiều thành viên thất thế và nghèo nàn của xã hội đang phải chịu khổ.

Và thế là NGO xuất hiện. Một số lượng khổng lồ các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang tìm cách đáp ứng nhu cầu tham dự việc xã hội của giai cấp trung lưu, và đáp ứng các dịch vụ xã hội khác. Khoảng 500.000 NGO đã được đăng ký trong 25 năm qua, con số mà có người cho rằng sẽ tăng gấp đôi trong vài năm tới khi luật lệ đăng ký nới lỏng hơn. Thực ra, nhiều tổ chức trong đó là những hội đoàn nhà nước bán chính thức, như các đoàn thanh niên hoặc các doanh nghiệp mượn danh tư nhân (ví dụ các trường tư), nhưng những hội đoàn tư nhân thực thụ cũng đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, còn có khoảng 1.500.000 NGO hoạt động không đăng ký, bao gồm tất cả các hội đoàn khác, từ những nhóm tương trợ giúp đỡ cha mẹ trẻ tự kỷ, đến những hội bảo vệ quyền công nhân nhập cư, đến các nhóm từ thiện thôn xóm chăm sóc người già neo đơn. Trong số có cả một số hội đoàn mà Đảng Cộng sản e ngại là quá độc lập và có tính chống đối.
Nhiều hội đoàn tuy bất hợp pháp nhưng lại được chấp nhận và thậm chí khuyến khích hoạt động ở cấp độ địa phương. Điều hết sức đáng chú ý là giờ đây, chính quyền Trung Quốc đang muốn chính thức công nhận rất nhiều trong số: luật lệ cấp quốc gia về việc lập hội được cho là sẽ ra đời trong vài tháng nữa.

Nhưng, cũng như trước đây, điều này làm khó Đảng. Vì một bên thì vẫn còn các cán bộ Đảng lúc nào cũng tru tréo chống lại “diễn biến hòa bình” – một cụm từ trong tai người bình dân nghe rất bình thường, nhưng trong ngôn ngữ Đảng lại là con ngựa thành Troie chứa đầy ý tưởng tự do từ phương Tây, nhằm phá hoại và lật đổ chế độ. Nhưng cùng lúc, cũng có những quan chức thực dụng hơn tin rằng NGO sẽ có thể giúp Đảng xả xú báp những giận dữ xã hội và cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục cùng những dịch vụ khác mà Đảng khó có thể đáp ứng hiệu quả.

Công quả công dân

Kế hoạch của Đảng dường như là lách khỏi thế khó bằng cách cho phép NGO hoạt động, nhưng với sợi dây buộc chặt, giữ cho các hội đoàn ở mức nhỏ và chỉ có tính địa phương. Đến nay, kế hoạch này là có hiệu quả. Hầu hết các NGO, ngay cả những hội đoàn tôn giáo, không phải đâu cũng đầy những thành phần cách mạng chống Đảng, và chính quyền Trung Quốc cũng rất khéo léo để tạo cuộc cộng sinh: cứ nhìn vào thành công của các doanh nhân trong nước là rõ. Và mặc dù có một số hội đoàn tuy độc lập hơn (không kể những hội được phương Tây hỗ trợ) và còn giữ khoảng cách với chính quyền, Trung Quốc vẫn có lợi khi hợp tác với họ.

Đối với tầng lớp quần chúng thiệt thòi nhất tại Trung Quốc hiện nay – người nghèo, người già, người bị loại trừ – hẳn chính quyền còn phải đi xa hơn nhiều. Biết rằng quần chúng tin cậy các NGO hơn là tin cậy Đảng, nhưng để hoạt động hiệu quả, NGO cần các luật lệ liên quan đến họ được quy định chi tiết hơn, được thượng tôn và được luật pháp ràng buộc, thi hành. Những biện pháp nhất thời – như lệ thuộc vào thiện chí của những cá nhân làm việc trong các NGO – sẽ không tồn tại lâu dài.

Bên cạnh đó, hiện còn quá nhiều lĩnh vực mà chính quyền vẫn còn mơ hồ, cấm đoán và cần điều chỉnh.

Trước hết, chính quyền Trung Quốc nên nới lỏng thể loại NGO được phép đăng ký. Hiện nay việc đăng ký chỉ dành cho các hội đoàn cung cấp dịch vụ xã hội. Rất ít những nhóm phản biện được phép hoạt động. Thế nhưng các nghiệp đoàn công nhân và tổ chức tôn giáo, thông qua các hoạt động – thường là trái phép – hỗ trợ người thiệt thòi trong xã hội cũng đã góp phần mang lại một xã hội ổn định, hài hòa mà Đảng rất muốn có.

Một vấn đề khác là ngân sách. Đảng hiện không cho phép gây quỹ độc lập, nên rất khó cho NGO, ngay cả khi đã đăng ký, trong việc gây quỹ mà không được chính thức giúp đỡ. Chính quyền nên để cho họ tự do làm công việc gây quỹ này.

Cùng lúc, Đảng cũng nên làm cho việc phân bổ ngân sách NGO trở nên minh bạch hơn. Đã có quá nhiều tiền được trao cho các quan chức có quan hệ tay trong và những NGO trá hình do quan chức điều hành, thay vì vào tay các NGO thực sự hoạt động và biết họ cần gì.

Tất cả những biện pháp vừa kể sẽ mang lại lợi ích. Nhưng, những cải cách thiết thực nhất để hỗ trợ xã hội công dân đang phôi thai ở Trung Quốc cũng chính là những cải cách mà cả Trung Quốc đang cần: đó là một nền tư pháp mạnh, một quốc hội biết phản ứng nhanh nhạy hơn, và một nền báo chí độc lập hơn. Những điều này sẽ mang lại tính minh bạch và lòng tin cậy.

Những lời vừa nói, hẳn nhiên, sẽ vẫn làm các thành phần bảo thủ trong chế độ giật mình sợ hãi. Nhưng, rõ là hệ thống cũ đã không thể đảm đương tình hình mới. Rõ là nếu chế độ muốn giữ cho Trung Quốc đoàn kết chặt chẽ, thì một xã hội công dân sinh động sẽ là cầu nối đến tương lai, trao quyền cho những cá nhân và các định chế để khi tiếng nứt gẫy phân rã nổ ra, và chắc chắn sẽ nổ ra, thì lịch sử nước đôi của Trung Quốc sẽ không đến nỗi cứ phải xàng xê giữa hai bờ tụ-tán.

– – –

Nguồn: The Economist, “Enter the Chinese NGO” ngày 12/4/2014

(Cũng trong số báo ra ngày 12/4/2014, The Economist có một bài chi tiết hơn về sự phát triển của xã hội công dân tại Trung Quốc. Xem “Beneath the Glacier”.)

Nguồn: pro&contra

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.