Vì sao Mặt Trận Tổ Quốc “chưa” lên tiếng các điểm nóng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong hội nghị sơ kết thi đua 5 thành phố trực thuộc trung ương nửa đầu năm 2017 vào chiều ngày 14 Tháng Bảy, ông Trần Thanh Mẫn, người vừa mới thay ông Nguyễn Thiện Nhân lên làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã phát biểu rằng Mặt Trận “chưa” lên tiếng về một số sự kiện nóng như Sơn Trà, Đồng Tâm, Tân Sơn Nhất xảy ra trong thời gian qua. Không biết ông Mẫn muốn ám chỉ điều gì?

Trong phát biểu của ông Mẫn khiến cho người ta giả định hai điều. Một là ông Mẫn có ý trách ông Nguyễn Thiện Nhân đã lơ là trong việc giám sát các sự kiện nóng đang gây bất mãn trong dư luận. Hai là ông Mẫn muốn thăm dò lãnh đạo đảng về ý muốn của ông trong việc lên tiếng các sự kiện nóng sau khi được phân công làm chủ tịch Mặt Trận.

Trước khi phân tích chủ đích của ông Trần Thanh Mẫn, cần biết qua vai trò của Mặt Trận Tổ Quốc là gì trong bộ máy cai trị của đảng CSVN hiện nay.

Trên nguyên tắc, đảng CSVN đã cho Mặt trận Tổ Quốc một “sứ mệnh” rất lớn và rất kêu. Đó là sứ mệnh tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, phản biện xã hội. Nói theo ngôn ngữ của lãnh đạo CSVN thì Mặt trận là ý chí và sức mạnh của người dân. (sic)

Thực tế không phải như vậy. Mặt Trận chẳng qua là bình phong để cho đảng làm công tác dân vận và nhất là che đậy chiêu bài độc diễn của đảng. Vì thế, Mặt Trận chỉ giúp cho đảng cai trị và đàn áp nhân dân, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cả những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng. Và khi nói đến nhiệm vụ giám sát cán bộ, nhà nước thì chưa khi nào thấy Mặt Trận dám xông pha vào các vụ án hay các dự án kinh tế quốc gia, các vụ khiếu kiện đông người, oan sai, tiếm dụng đất đai, hay dự án chia bán bởi các Nhóm Lợi Ích.

JPEG - 38.9 kb
Nguyên Chủ tịch MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân (phải) và Chủ tịch MTTQVN Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: VGP News)

Không những thế, Mặt Trận còn là cánh tay nối dài của đảng trong các vòng hiệp thương bầu cử những đại biểu của dân trong Quốc hội hay các Ủy ban nhân dân. Nói cách khác, đảng đưa người ra làm công tác đại biểu, Mặt Trận chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đóng dấu xác nhận.

Những điều trên cho thấy Mặt Trận là cái bóng của đảng trong quần chúng.

Vì thế việc Mặt Trận Tổ Quốc đã không được đảng “bật đèn xanh” lên tiếng về các sự kiện nóng ở Sơn Trà, Đồng Tâm, Sân Golf Tân Sơn Nhất đến từ hai lý so sau đây.

Thứ nhất, Ban bí thư không muốn Mặt Trận đổ dầu thêm vào lửa bất mãn của dư luận hiện đang lây lan trên nhiều địa bàn. Cả ba sự kiện nóng xảy ra đều cho thấy bóng dáng của những phe nhóm lợi ích ở đàng sau. Nói cách khác, Mặt Trận cần phải tránh xa cuộc tranh chấp quyền lợi giữa các phe nhóm khi nó đang ở vào thời kỳ quyết liệt.

Thứ hai, ông Nguyễn Thiện Nhân đã đánh đổi việc im lặng nhằm lấy lòng phe đảng để được Ban Bí Thư của ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử ghế Bí Thư Sài Gòn thay vì là bà Tòng Thị Phóng, khi ông Đinh La Thăng bị kỷ luật. Nếu đây là tính toán thật của ông Nguyễn Thiện Nhân cho thấy là phe Nguyễn Tấn Dũng đang muốn dùng Nhân để phục hoạt lại thế lực ở phía Nam sau khi Thăng bị Trọng mang về giam lỏng ở Trung ương.

Cả hai lý do nêu trên đều cho thấy rằng càng lúc vai trò Mặt Trận Tổ Quốc được các phe sử dụng thành những bình phong để che giấu cho các âm mưu khuynh loát lẫn nhau trong nội bộ. Nó không còn đóng vai trò chính trị quần chúng như đảng tô vẽ mà chỉ là phương tiện để khỏa lập dư luận khi cần mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.