Công an dày đặc bên ngoài phiên tòa xét xử công khai Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(25.07.2017) – Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam mở phiên tòa xét xử công khai người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, hiên ngang trước bạo quyền – Trần Thị Nga, bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 BLHS, vào sáng nay 25.07.2017.

Có ba Luật sư tham gia bào chữa cho bà Nga là: Luật sư Hà Huy Sơn, Luật sư Lê Luân và Luật sư Lê Thanh Tuấn.

Chồng của bà Nga là ông Lương Dân Lý và hai đứa con nhỏ dưới 5 tuổi cầm bông hồng đến Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam, nhưng không được vào tham dự phiên tòa xét xử được cho là “công khai”.

Rất đông những người yêu mến bà Trần Thị Nga đến tham dự phiên tòa xét xử công khai, tuy nhiên nhà cầm quyền đã huy động công an, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, an ninh bố ráp xung quanh các ngả đường chính đi vào khu vực tòa án, cấm cản không cho người dân đứng gần khu vực này.

Ông Nguyễn Lân Thắng đang có mặt tại phiên tòa cho biết, rất đông cảnh sát giao thông, an ninh thường phục, xe thùng đứng các ngả đường xung quanh khu vực tòa án tỉnh Hà Nam, họ “chặn bắt kiểm tra mọi ô tô xe máy biển ngoại tỉnh”.

Còn ông Nguyễn Chí Tuyến cho biết thêm: “Có một xe biển xanh 29A 014.24 chở một toán an ninh Hà Nội chạy về hướng Hà Nam. Chắc là quân trên Bộ về hỗ trợ cho Hà Nam. Có ít nhất 6 xe chở CSCĐ rải quân xung quanh toà án. Lính toàn mặc đồ thể thao chứ không mặc cảnh phục.”

Một số người yêu mến bà Nga không được tham dự phiên tòa. Đứng bên ngoài tòa án, họ cầm băng rôn có hình Trần Thị Nga với thông điệp: “Trần Thị Nga vô tội”, “Free Trần Thị Nga”…

Trần Thị Nga là ai?

Trần Thị Nga, một phụ nữ trẻ, đã đồng hành và giúp nhiều bà con dân oan khắp nơi khiếu kiện về đất đai, tìm kiếm công lý cho các gia đình nạn nhân bị những án oan thấu trời, có mặt trong các cuộc biểu tình, tham gia các phiên tòa xử người yêu nước, bà cũng tố cáo các cán bộ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền khi chính bà là nạn nhân… Nhiều bà con dân oan đã đặt niềm tin vào bà Nga.

Nếu không nói ra sẽ ít người biết Trần Thị Nga đã cứu mạng tử tù Hồ Duy Hải vào những giờ phút sinh tử, sau khi gia đình tử tù Hải nhận tin Tòa án Long An thông báo ngày giờ thi hành án tử. Mẹ và dì của anh Hải đã phải ra Hà Nội cầu cứu các cơ quan có thẩm quyền, nhưng không có ông quan nào quan tâm đến tính mạng ngàn cân treo sợi tóc và nỗi quặn đau của gia đình nạn nhân. Chính bà Trần Thị Nga đã sắp xếp, quay phim lại cuộc phỏng vấn người thân của anh Hải và kết nối mạng với phóng GNsP (Tin Mừng Cho Người Nghèo) ở “đầu cầu” Sài Gòn, tại một phòng nghỉ ở một khách sạn trên phố Hàng Bè, Hà Nội. Chính những “thước phim” đầu tiên ấy, đã thổi bùng lên ngọn lửa truyền thông trong và ngoài nước cầu cứu cho tính mạng của tử tù Hồ Duy Hải, buộc nhà cầm quyền phải tạm hoãn thi hành án tử và vụ án oan kéo dài đến ngày hôm nay.

Nhiều năm qua, trước khi bà Nga bị bắt tạm giam, gia đình bà liên tục bị côn đồ, an ninh thường phục sách nhiễu, ném đồ dơ bẩn vào nhà, rình dập gia đình. Tàn ác nhất vào tháng 5.2014, bà Nga bị những viên an ninh mặc thường phục thường xuyên theo dõi đã dùng hung khí – tuýp sắt tấn công, đánh đập, hành hung bà gãy tay trái và vỡ xương bánh chè chân phải. Bà Nga đã làm đơn tố cáo nhiều lần, suốt một thời gian dài, nhưng các cơ quan có thẩm quyền cố tình phớt lờ, không thụ lý đơn, giải quyết, xử lý, điều tra vụ án các an ninh mặc thường phục có hành vi cố ý giết bà. Di chứng của vụ truy sát đó vẫn còn hằn rõ trên đôi chân của bà trong những bước đi khập khiễng mỏi mòn quyết tâm tìm kiếm công lý. Những lần tấn công này đều được bà Nga ghi hình lại, tuy nhiên với đầy đủ chứng cứ rõ ràng được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn không được họ xem xét, xử lý… thì các cơ quan điều tra căn cứ vào đâu để kết luận bà Nga đã “vu khống”, “tuyên truyền”…?

Không ai có thể quên ơn của bà Trần Thị Nga đã mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ cho nhiều trường hợp dân oan từ Bắc chí Nam. Ngoài tử tù Hồ Duy Hải thoát chết với cái “án oan không cần giải oan”. Bà Nga còn bỏ công sức, giúp đỡ rất nhiều gia đình, cá nhân lâm cảnh oan, ức… điển hình như gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng, vụ bé gái bị hiếp dâm ở Thái Bình, vụ cô gái ở Sài gòn bị “chồng” Nhật lừa bắt con, vụ án oan của cô giáo Hà Nội, hay vụ án gia đình bà Hà Thị Đức…

Những gì bà Trần Thị Nga đã viết, đã nói trên các trang mạng xã hội là những sự kiện có thật. Và, quyền tố cáo, kiến nghị… là quyền của mỗi công dân, không ngoại trừ bà Nga. Không thể vì những ý kiến “trái chiều” mà kết án bà Nga vu khống, xuyên tạc sai sự thật và nhẫn tâm chia cách người mẹ trẻ với hai đứa con thơ dại. Nhà cầm quyền hãy minh bạch chứng minh bằng những chứng cứ cụ thể để cho thấy bà Nga đã nói sai, bịa đặt, kích động…?

Pv.GNsP

Nguồn: FB Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…