Bắc Hàn: Lại giết nhau để “ổn định chính trị”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 3/12/2013 là ngày đầu tiên người ta nghe tin này tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Hàn quốc. Người đứng đầu cơ quan tình báo Nam Hàn, ông Nam Tại Tuấn, báo cáo rằng: “Sau khi thẩm định từ nhiều nguồn tin khác nhau chúng tôi nghĩ rằng có xác suất rất lớn ông Trưong Thành Trạch (Jang Song Thaek), chồng cô ruột của Kim Chính Ân đã bị thất sủng, mất hết tất cả các chức vụ”. Ông Trạch được xem là bàn tay quyền lực sắp xếp phía sau để lãnh tụ rất trẻ Kim Chính Ân lên kế vị Kim Chính Nhật năm 2011 và củng cố địa vị cho đến nay. Công khai trước công chúng, ông Trạch là người quyền uy đứng thứ nhì sau ông Ân.

Một ngày sau, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn quốc, ông Kim Khoan Trấn, cũng lập lại tin này với lời lẽ thận trọng hơn. Ông tin là ông Trương Thành Trạch đã bị bắt nhưng cần phải kiểm chứng lại. Lý do là vì năm 2004 ông Trạch cũng đột nhiên biến mất và nhiều người cho rằng đã bị thanh trừng, nhưng năm 2006 ông xuất hiện trở lại trước công chúng với các chức vụ cao hơn trước.

Tin này lan nhanh trong giới truyền thông và nhiều chính phủ trong vùng nhưng không ai kiểm chứng được để có thể khẳng định về sự việc. Có nhà phân tích còn đề nghị phải chờ đến ngày 17/1/2014, tức ngày giỗ đầu của ông Kim Chính Nhật, xem ai được đứng trong ban chủ lễ thì mới biết ông Trương Thành Trạch còn hay mất.

Đến sáng ngày 9/12/2013 thì mọi sự đã ngã ngũ khi đài truyền hình Trung ương Triềư Tiên cho loan một bản tin ngắn rằng trong cuộc họp Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên vào ngày hôm trước, dưới sự chủ tọa của lãnh tụ Kim Chính Ân, ông Trương Thành Trạch đã bị tước bỏ mọi chức vụ và khai trừ ra khỏi đảng. Các lý do liệt kê bao gồm ông Trạch thiếu lòng trung thành; ông lợi dụng sự nịnh bợ của cấp dưới để kết bè phái nhằm củng cố địa vị của mình; ông có hành động phản đảng, phản cách mạng; ông thiếu đạo đức cách mạng khi có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ; ông còn sử dụng ma túy.

Cảnh ông Trương Thành Trạch bị công an bắt đi ngay giữa cuộc họp Bộ Chính Trị

Một vài ngày trước đó, đài truyền hình Bình Nhưỡng khi phát hình lại những tin tức lãnh tụ trẻ Kim Chính Ân đi kinh lý các nơi đã xóa hình ông Trương Thành Trạch đi bên cạnh.

Các nhà phân tích tình hình đưa ra nhiều suy đoán nhưng điều được nhiều người đồng ý nhất là phân tích cho rằng Kim Chính Ân nghi ngờ ông Trạch tìm hậu thuẫn của Trung Quốc để giành ghế lãnh tụ tối cao cho mình. Trước khi bị thất sủng, ông Trạch giữ trách nhiệm điều hành mối quan hệ với Bắc Kinh.

Điều đó cũng góp phần giải thích tại sao Kim Chính Ân chọn cách cho công an vào phòng họp Bộ Chính Trị để bắt đi. Hành động này nhằm sỉ nhục ông Trạch, nhưng quan trọng hơn nữa, là để tạo tối đa sợ hãi nơi tất cả các cán bộ thượng tầng có mặt tại cuộc họp. Đây là hành động đe dọa đại trà và khủng khiếp đối với mọi kẻ có toan tính đảo chính.

Bồi thêm vào đó, 2 cán bộ phụ tá thân tín của ông Trạch là Lý Long Hà, Bộ trưởng Hành chánh, và Trương Tú Cát, Phó Bộ trưởng Hành chánh, đã bị xử tử với một mớ tội danh vớ vẩn. Ông anh rể và người cháu của ông Trạch đang làm đại sứ ở Cuba và Malaysia đã bị triệu hồi về nước và không biết số phận ra sao.

Vẫn theo giới phân tích thì hàng ngàn người khác trong mạng lưới quyền lực bên dưới ông Trương Thành Trạch và toàn thể gia đình, họ hàng của họ sẽ lãnh số phận tử hình, bị bỏ vào các trại lao động tập trung, bị đuổi học, đuổi làm, đuổi khỏi thủ đô, đuổi khỏi nhà chính sách, v.v… Với vị trí đứng thứ nhì trên thang quyền lực, mạng lưới cài cắm của ông Trạch đã trải rất rộng, đặc biệt trong ngành ngoại giao (được ra nước ngoài) và ngành công an (nắm quyền kiểm soát mọi mặt xã hội và nắm cả những cán bộ cao cấp). Và nay mạng lưới đó trở thành khối nạn nhân bị khốn lây.

Hiển nhiên hệ thống báo, đài Bắc Hàn lại ra rả quyết tâm tận diệt phản động chỉ vì mục tiêu bảo vệ tổ quốc XHCN và đảm bảo đời sống ổn định của nhân dân.

Ổn định để toàn dân được sống cuộc đời ở đáy xã hội … thế kỷ 19.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.