Mục nát thì phải phá bỏ, thưa ông Nguyễn Chơn Trung!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lâu lắm rồi tôi không viết, vì nhiều lẽ, nhưng cái chính là do tiêu cực, tham nhũng, cái ác, cái xấu của quan chức nhiều quá; sự dốt nát, lộng hành, khinh dân – kiêu binh… của các cấp lãnh đạo nhiều quá (chẳng hạn: hơn 50.000 văn bản sai quy phạm pháp lý, đến mức như những trò hề)…, thành thử, nếu viết sẽ lại trùng, lại lặp, bởi động đến cái gì cũng có “tham gia” rồi (tôi đã từng có bài “Viết cái gì và viết thế nào đây”)…

Thế nhưng, hôm nay đọc bài của ông Nguyễn Chơn Trung – Sáu Quang (ảnh bên), tự thấy rằng không thể im lặng…

Trong các “nguyên tắc” của phản biện thì tiêu chí đầu tiên không thể thiếu là sự chặt chẽ của lập luận, chứng cứ. Ông Nguyễn Chơn Trung phê phán ông Lê Hiếu Đằng để “thức tỉnh” – phù phép hàng triệu người có thể “lầm lạc” (như ông Lê Hiếu Đằng?) nhưng lại quá kém cỏi khi sự biện hộ biến thành ngụy biện một cách thô thiển. Do khuôn khổ của một bài có hạn, xin nêu ra mấy chỗ khó chấp nhận sau đây.

Thứ nhất, ông Nguyễn Chơn Trung cho rằng “Đã có hàng triệu đảng viên ngã xuống trên khắp các chiến trường, trong lao tù thì mới có nước Việt Nam hòa bình – độc lập – thống nhất cùng với 27 năm đổi mới đất nước như hôm nay”. Thật là nực cười khi trong những thành tựu mà NCT vơ hết vào mình ấy chẳng thấy bóng dáng nào của NHÂN DÂN – DÂN TỘC? Càng khôi hài hơn nữa khi ai cũng biết rõ rằng “ngày xưa” đảng viên ít lắm, đông như bây giờ thì cũng chỉ chiếm 3% dân số. Vậy, nếu đảng viên chết hàng triệu (“hàng triệu” có nghĩa là phải từ hai triệu trở lên) thì dân chết hàng chục triệu sao? Và không lẽ sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước chỉ do mỗi đảng viên làm?

Thứ hai, ông Nguyễn Chơn Trung cho rằng “vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế đã lớn mạnh hơn xưa nhiều lắm” bởi thành tích xóa đói giảm nghèo rất ấn tượng. Đọc đến đây thì chắc hẳn ai cũng phải nghẹn họng bởi cách viết nói lấy được không hề biết thế nào sự run rẩy của sự xấu hổ mỏng manh nhất: 30 năm sau chiến tranh, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, Hàn Quốc là con rồng mới của châu Á, Cộng hòa LB Đức là nền kinh tế thứ ba…; còn ta, sau 38 năm, vẫn cứ mải mê mài miệt với sự tự sướng xóa đói giảm nghèo? Làm sao có vị thế lớn mạnh nếu chỉ loay hoay với xóa đói, giảm nghèo? Ông Nguyễn Chơn Trung không biết rằng tự hào xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới mà cứ tự ca xóa đói là tự vả vào mặt mình đấy – nếu không muốn nói là đang tiếp tục tự bóc trần bộ mặt thật để mặc hàng vạn người bị đói trong lúc xuất khẩu để vơ vét, làm giàu cho một thiểu số nhỏ nhoi. Và, đã xóa đói, giảm nghèo được chưa khi thu nhập thực tế của hàng triệu hộ gia đình nông dân hiện nay chỉ có 48.000 đồng/ngày – cho 4-5 miệng ăn?

Thứ ba, sự ngụy biện vô lối còn đáng hãi hơn nữa khi ông Nguyễn Chơn Trung triết lý trong cái gọi là thơ với những câu Đời cho ta trí óc thông minh/ Đời với ta như kiếm như gươm/ Ta đưa Đời đến vinh quang/ Đời làm ta quá phũ phàng vậy sao/ Đời làm ta lao đao lận đận/ Không bao giờ ta hận với Đời… Không biết “Đời” ở đây có thực là đời hay không vì ông Nguyễn Chơn Trung viết hoa hay ám chỉ một Đ nào đó nhưng thấy hao hao giống những câu khẩu hiệu lòe dân mà ai cũng biết. Chẳng hạn, trí thông minh là bẩm sinh của một con người, thừa hưởng từ mẹ, cha, ông bà, tiên tổ, từ Tạo Hóa chứ chẳng có Đ hay Đời nào mang đến được! Chẳng lẽ ông Nguyễn Chơn Trung không biết câu nói nổi tiếng của một danh nhân rằng một triệu kẻ ngu dốt cũng không thể có được một quyết định thiên tài? ông Nguyễn Chơn Trung chỉ đúng có duy nhất một điều (trong cả bài): Ta đưa Đời đến vinh quang/ Đời làm ta quá phũ phàng vậy sao (!)…

Thay lời kết bằng điều đáng bàn thứ tư: ông Nguyễn Chơn Trung đã “ví von một cách hình ảnh” rằng với một căn nhà, khi cột, kèo bị mục nát thì có nên sửa chữa hay không? Thưa ông NCT, dột từ nóc, chỉ có nghèo kiết xác mới lấy mo cau mà trám cho cho đỡ ướt, chứ còn cột và kèo đã mục nát thì chẳng có bất kỳ người nào có vài phần trăm chất xám trong đầu lại đi sửa chữa cả.

Chỉ có vất bỏ đi, thay mới thôi, thưa ông!

Huế, 27.8.2013
H.V.T.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Chú thích thêm: “Đồng chí Nguyễn Chơn Trung (Sáu Quang): nguyên Bí thư Thành Đoàn giai đoạn 1977 – 1981, Trưởng Ban quản lý KCX – KCN đầu tiên của TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, hiện là Viện phó Viện khoa học công nghệ Phương Nam (thuộc Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam). (Web Thành đoàn TPHCM).

Ngoài ra, cũng có một bài báo nói về Bê bối ở Trường CĐ bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp TP.HCM – Bài 2: Tài sản chung biến thành của tư (TTVH), trong đó ông Nguyễn Chơn Trung nguyên là Chủ tịch HĐQT.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…