Linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà xuông đường: Đến Ban Tôn giáo Chính phủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian qua, việc đập phá tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà được nhà cầm quyền Hà Nội khẩn trương tiến hành bất chấp những lá đơn khiếu nại của linh mục, tu sĩ, giáo dân đã gửi đi khắp nơi nhưng các cơ quan công quyền câm như hến.

Cũng cần nhắc lại điều này dù đã nhiều người biết: Năm 1828, Dòng Chúa Cứu thế mua khu đất tại Nam Đồng, Hà Nội với diện tích hơn 61.000 mét vuông để kiến thiết một Tu viện tại đây nhằm phục vụ người nghèo theo linh hướng của Dòng. Từ đó, tu viện được xây dựng sau một số năm đến 1931 tạm hoàn thành với các nhà ba tầng, nhà phụ trợ. Kể từ đó, Dòng Chuá Cứu thế Hà Nội hoạt đông liên tục cho đến nay.

Bỗng nhiên, khi đất nước được “giải phóng” chính quyền “của dân, do dân, vì dân” được thành lập dưới sự lãnh đạo của đảng CS – một đảng “không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”. Nhà dòng bắt đầu những năm tháng bị cướp, chiếm tàn tệ, dù văn bản Hiến pháp và pháp luật ghi rõ: “Đất đai thờ tự được luật pháp bảo hộ”. Việc bảo hộ đó được thực hiện cho đến nay, từ hơn 61.000 m2 nay chỉ còn 2.700 m2 mà Nhà Dòng không hề bán, tặng, cho bất cứ một cá nhân hoặc tổ chức nào.

Đất đai, nhà cửa đã mất gần sạch vào tay tư nhân, dùng làm trụ sở Ủy Ban Nhân Dân, chia chác, bán mua… chỉ còn tu viện vì vướng mấy ngôi nhà ba tầng nên không dễ dàng xóa bỏ, nhà nước dùng cách “mượn”.

Thói đời, mượn thì dễ, trả thì khó, ai cũng biết vậy. Song với một nhà nước luôn ưỡn ngực tự hào là chánh nghĩa, là của dân, do dân và vì dân thì việc mượn xong cù nhầy để cướp là chuyện khó coi. Do vậy quá trình đó đã diễn ra dai dẳng, lỳ lợm từ nhiều năm nay, bất chấp tất cả luật pháp, lương tâm, đạo đức và những lẽ đời thường nhật.

Điều đặc biệt nguy hiểm, là họ đã lấy Tu viện đó làm nơi chữa bệnh và chứa những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất như HIV, AISD, Cúm gia cầm… để tập trung mọi mầm bệnh bên cạnh một trung tâm tôn giáo với hàng chục ngàn người sinh hoạt hàng ngày.

Câu chuyện mượn Tu viện DCCT Thái Hà điển hình cho câu chuyện “Chó sói gửi chân” trong dân gian.

Ban đầu, theo linh mục Vũ Ngọc Bích – đã quá cố – kể lại, thì một đoàn cán bộ Quận đến hỏi “mượn tu viện”. Khi được trả lời “Tôi không có quyền” thì lập tức, chủ nhà được trả lời “Ông không có quyền thì chúng tôi có quyền”. Và thế là họ khênh chủ nhà sang một ngôi nhà cấp 4 để họ “mượn” tu viện. Từ mượn làm chỗ học, sau chuyển sang làm trạm xá và khi “cứt trâu đã gần hóa bùn” thì làm Bệnh viện.

Ban đầu, bên mượn vẫn biết rằng việc “mượn” ở đây là hình thức của đám lục lâm, thảo khấu trên rừng. Thế nhưng Tu viện rành rành ra đó, tài sản của Nhà Dòng không thể nào xóa nổi. Do vậy mỗi lần chặt cây, sửa chữa… bên bệnh viện đều có giấy tờ sang xin phép hẳn hoi. Với tinh thần bác ái, yêu thương dù bị mượn theo kiểu gí dạo mạng sườn, bên Nhà Dòng vẫn giúp đỡ chân thành trong các hoạt động trên tài sản của mình.

Văn bản xin phép và đề nghị của Bệnh viện Đống Đa muốn sửa chữa cơ sở Tu viiện

Văn bản của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà trả lời công văn xin ý kiến của Bệnh viện Đống Đa.

Dần dần, khi chiếc chân thứ 2, thứ 3 đã ấm dần, những vết tích đã dần dần bị phá phách mòn dần theo năm tháng, con sói đã trở mặt nghiễm nhiên coi là của mình. Việc đập phá đã không cần sự đồng ý hay không của chủ tài sản. Mặt khác họ tích cực đập phá, sửa chữa càng nhanh càng tốt nhằm biển thủ số tài sản, Tu viện này.

Và gần đây, việc đập phá xóa dấu vết Tu viện đã diễn ra khẩn trương bất chấp ý kiến phản đối của Nhà thờ và của nhân dân:

Và từ đó, việc đòi lại cơ sở bị mượn này đã dai dẳng bao năm qua.

Sau nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại về việc đất đai, tài sản của Dòng tại Thái Hà nhưng không được các cơ quan nhà nước trả lời, sáng nay (29/5/2013) đoàn các linh mục, tu sĩ DCCT Thái Hà đã tới Ban Tôn giáo Chính phủ. Tiếp đoàn là hai chuyên viên của Vụ Công giáo. Các nhân viên này cho biết vì các linh mục đến bất ngờ nên các lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ đi công tác nên không thể sắp tổ chức cuộc họp với các linh mục và hẹn sẽ có một buổi làm việc khác.

Xin mọi người hiệp lòng cầu nguyện cho Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà trong công cuộc đi tìm công lý cho Giáo hội, cho đất nước quê hương, bởi đây là một hành trình đầy khó khăn và thử thách.

Ngày 29/5/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: Blog J.B Nguyễn Hữu Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…