Xử án Uyên-Kha: Quẻ xấu cho chế độ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kết quả vụ xử án hai em sinh viên Uyên và Kha ngày 16 tháng 5 vừa qua đang tạo nên một làn sóng phẫn nộ từ trong nước ra đến hải ngoại. Bộ sậu lãnh đạo Việt Nam càng hiện nguyên hình là những tên thái thú của thế kỷ 21. Chúng ta biết rất nhiều cán bộ lãnh đạo CS, kể cả ở cấp Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng, gần đây túa nhau đi lễ đình chùa, cầu đồng cốt, cậy tâm linh nhưng quả thật họ đã quên bốc quẻ trước khi xử Phương Uyên và Nguyên Kha. Đối với tôi, đây là một quẻ cực xấu cho chế độ.

Vì giới lãnh đạo đảng CSVN ngày nay thuộc sử Tàu hơn sử Việt, nên cho phép tôi nói bằng ngôn ngữ của họ. Chuyện kể rằng, ngày xưa …

Nước Sở muốn đánh nước Ngô. Sứ của Ngô được cử sang Sở để tìm hiểu, tướng Sở muốn thị uy với quân Ngô nên định giết luôn sứ thần nước Ngô để lấy máu bôi lên trống.

Trước khi giết, tướng Sở hỏi:

– Trước khi đến đây nhà người có xem bói chứ?

Đáp:

– Có

Tướng Sở hỏi:

– Bói quẻ có tốt không?

Đáp:

– Tốt

Hỏi:

– Nay ta muốn dùng máu ngươi để bôi trống trận, vậy quẻ tốt ở chỗ nào?

Sứ nhà Ngô ung dung đáp:

– Chính vì vậy mới là quẻ tốt đấy! Vua Ngô phái tôi sang đây vốn là để xem thái độ của tướng nước Sở như thế nào. Nếu tướng quân nổi giận thì nước Ngô sẽ đào hào cho sâu thêm, đắp luỹ cho cao thêm; nếu tướng quân không nổi giận thì nước Ngô sẽ thư thả. Nay tướng quân giết tôi, nước Ngô nhất định sẽ phòng thủ gắt gao. Hơn nữa quẻ đó bói cho cả nước, không phải bói cho riêng một bề tôi. Giết một bề tôi mà bảo toàn được một nước, thì sao không gọi là tốt được? Tướng quân có lấy máu tôi bôi lên trống, nếu chết rồi mà tôi còn biết được, thì tự khắc khi tác chiến tôi sẽ làm cho trống không kêu.

Kết quả là tướng nhà Sở đã phải trả tự do cho sứ nhà Ngô.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hào hùng chống ngoại xâm. Một ngàn năm Bắc thuộc với những hình phạt hà khắc như xẻo mũi thích chữ vào mặt còn chưa khuất phục được nhân dân Việt Nam. Nay qua bản án dành cho Uyên và Kha, lãnh đạo ĐCSVN đã ngang nhiên và công khai khoác lên mình bộ áo gấm làm tay sai cho Tàu! Tướng nhà Sở còn biết run tay trước chí khí của sứ nhà Ngô, thế mà bộ sậu lãnh đạo CSVN dám thị uy với 90 triệu người dân Việt Nam và đạp đổ mọi giá trị tốt đẹp của thế giới văn minh. Đây chính là bản án cáo chung của cả một chế độ.

Trong suốt phiên toà, cái gọi là nền tư pháp Việt Nam không hề dám nhắc đến cái lý do chính, đó là hai sinh viên Uyên và Kha chống Trung Quốc xâm lược. Trong khi đó, em Nguyễn Phương Uyên đã khẳng khái nhìn thẳng vào mắt từng viên thẩm phán: “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.

Cái bệnh sợ Trung Quốc đã được truyền nhiễm lây đến cả các viên công an cấp nhỏ “còn Đảng còn Mình”. Tôi còn nhớ trong những tháng ngồi tù, lúc chuyện vãn – sau mấy tiếng đồng hồ lấy “khẩu cung”, một thiếu úy an ninh điều tra nói: “Anh cứ đòi chống Trung Quốc, tẩy chay hàng Trung Quốc, … anh cứ thử tháo hết linh kiện làm từ Trung Quốc trong máy laptop xem nó còn lại gì; anh thử bảo một người dân cởi tất cả những gì làm ở Trung Quốc mang trên người như giày dép, áo quần, … rồi xem họ có dám bước ra ngoài đường không!” Tôi phẫn nộ thì ít, mà ngạc nhiên thì nhiều, trước thái độ chủ bại tuyệt đối của anh ấy. Khựng lại một lúc, tôi hỏi mà như một lời than thở: “Thế các anh, chấp nhận Chết lâm sàng vì Trung Quốc hay là tình nguyện Sống đồng loã với Tội Ác!”

Riêng Đinh Nguyên Kha đã thẳng thắn trước toà: “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.

Chính chị Tạ Phong Tần đã bị đám Hội Đồng Xét Xử quyết định cưỡng chế ra khỏi phiên toà sơ thẩm của chị vì đã bắt bí Đảng Cộng Sản như em Nguyên Kha. Anh Điếu Cày kể lại rằng khi phiên toà bắt đầu, lúc được hỏi có ý kiến gì về các thẩm phán trong Hội Đồng Xét Xử (HĐXX) không; thì chị Tạ Phong Tần đã hỏi lại cùng với lập luận mang đại ý rằng: Không chấp nhận Đảng Viên ĐCS có mặt trong HĐXX; vì theo điều 88 bộ luật hình sự, đó là những người “bị hại” trong vụ án này. Những người “bị hại” không được tiến hành tố tụng để bảo đảm sự vô tư theo điều 14 bộ luật tố tụng hình sự. Chị thẳng thắn và cương quyết yêu cầu các đảng viên ĐCS rời khỏi vai trò trong HĐXX. Họ đã cứng họng và cưỡng chế chị rời khỏi phiên toà xử chính chị.

Luật Pháp Việt Nam luôn dành ưu thế tuyệt đối cho kẻ cầm quyền, thế mà chính họ cũng chẳng dám thực thi những điều do họ ghi ra trên giấy trắng mực đen! Bản án vô lý này rõ ràng là một thách thức đối với công luận, đối với những giá trị của thế giới văn minh, và cao hơn tất cả, nó là một thách thức đối với nhân dân Việt Nam.

Chắc chắn, 90 triệu người dân Việt và con cháu họ không thể chấp nhận sống hết đời này qua đời khác trong một hoàn cảnh như thế.

Và dân tộc Việt Nam đã trả lời ngay trước toà – qua các câu nói của Phương Uyên, của Nguyên Kha, và những giọt nước mắt hãnh diện của hai bà mẹ. Đây đúng là một quẻ cực xấu cho chế độ độc tài toàn trị./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.