Ân Xá Quốc Tế lên tiếng cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 29 Tháng 10 năm 2012

Hãy trả tự do ngay cho các nhạc sĩ có nguy cơ bị kết án 20 năm tù

Ngày hôm nay, trước phiên xử của 2 nhạc sĩ Việt Nam vào ngày Thứ Ba 30/10/2012 tại toà án nhân dân Tp. HCM và có thể bị kết án tù tới 20 năm vì đã viết nhạc chỉ trích nhà nước, Ân Xá Quốc Tế đã lên tiếng rằng họ cần phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.

Võ Minh Trí, được biết đến với tên Việt Khang, 34 tuổi, và Trần Vũ Anh Bình, được biết đến với tên Hoàng Nhật Thông, 37 tuổi, cả hai đã bị bắt giam từ cuối năm 2011. Họ bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự, một tội danh có thể bị án tù tới 20 năm.

Ông Rupert Abbott, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của Ân Xá Quốc Tế, nói: “Chỉ vì làm nhạc mà bị đối xử như vậy thì thật là lố bịch. Hai nhạc sĩ này là những tù nhân lương tâm, bị giam cầm chỉ vì đã hành xử quyền tự do phát biểu một cách ôn hoà bằng cách viết nhạc và hoạt động bất bạo động, và họ phải được trả tự do. Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ những bổn phận của họ theo hiến pháp và luật quốc tế là phải tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, bao gồm cả việc dùng âm nhạc và những phương tiện khác”.

Những nhạc sĩ này chỉ trích việc Trung Quốc lấn chiếm Biển Nam Trung Hoa – mà Việt Nam gọi là Biển Đông – và phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với sự xâm lấn này. Họ cũng nhắc đến vấn đề công bằng xã hội và nhân quyền.

Công an đã bắt giam Võ Minh Trí vào giữa Tháng 9, 2011, ngay sau đó thả ra, nhưng vào ngày 23/12/ 2011 thì bắt trở lại và giam giữ tại nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu Tp. HCM chờ ngày xét xử. Trần Vũ Anh Bình bị bắt vào ngày 19/9/2011 và bị giam tại cùng một nơi kể từ đó.

Phiên xử của các nhạc sĩ này diễn ra trong khi nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục trấn áp quyền tự do phát biểu.

Ông Abbott nói: “Những phát biểu ôn hoà nhưng không hợp quan điểm với nhà nước đang bị đàn áp một cách đáng ngại”.

Một trường hợp khác xẩy ra vào ngày 14/10/2012 khi công an bắt cô Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, cùng với 3 sinh viên khác tại Tp. HCM. Trong khi những sinh viên kia sau đó được trả tự do thì Nguyễn Phương Uyên tiếp tục bị giam giữ và bị chuyển đến trại giam tại Long An.

Cô bị cáo buộc tội phát truyền đơn chỉ trích Trung Quốc và nhà cầm quyền Việt Nam.

Lúc đầu nhà nước chối không bắt giữ Cô, nhưng sau đó đã thông báo cho gia đình biết là, giống như 2 nhạc sĩ nói trên, Cô đang bị điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Luật Hình Sự.

Ông Abbott nói: “Thay vì nỗ lực bịt miệng những người trẻ, nhà cầm quyền Việt Nam nên cho phép họ phát biểu quan điểm và được quyền góp ý trong việc định hướng và phát triển đất nước. Hai nhạc sĩ và sinh viên trẻ này phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện”.

* * *

AMNESTY INTERNATIONAL PRESS RELEASE

29 October 2012

Viet Nam: Acquit songwriters who face 20 years in jail

Two Vietnamese songwriters who face up to 20 years in jail for writing songs criticising their government should be released immediately and unconditionally, Amnesty International said today, ahead of their trial on Tuesday 30 October 2012 at Ho Chi Minh City’s People’s Court.

Vo Minh Tri, known as Viet Khang, 34, and Tran Vu Anh Binh, known as Hoang Nhat Thong, 37 have both been detained since late 2011. Both are accused of conducting anti-state propaganda under Article 88 of Viet Nam’s Criminal Code – an offence that carries a sentence of up to two decades.

“This is a ludicrous way to treat people just for writing songs. These men are prisoners of conscience, detained solely for the peaceful exercise of their right to freedom of expression through their songs and non-violent activities, and should be freed,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Researcher on Viet Nam.

“The Vietnamese authorities must abide by their constitutional and international obligations to respect their people’s right to freedom of expression, including through music and other media.”

The songwriters criticised China’s territorial claims in the disputed South China Sea – known in Viet Nam as the East Sea – and the Vietnamese authorities’ response to these claims. They also highlighted issues of social justice and human rights.

Police arrested Vo Minh Tri in mid-September 2011, released him shortly afterwards, but then rearrested him on 23 December 2011. Since then, he has been held in pre-trial detention at No.4 Phan Dang Luu prison in Ho Chi Minh City. Tran Vu Anh Binh was arrested on 19 September 2011 and has reportedly been held since then in the same prison.

The songwriters’ trial comes as the Vietnamese authorities continue their crackdown on freedom of expression.

“There is a very disturbing trend of repression against those who peacefully voice opinions the Vietnamese authorities do not like,” said Abbott.

A further example came on 14 October 2012 when police arrested 20-year old Nguyen Phuong Uyen and with three other university students in Ho Chi Minh City. While the others were released later that day, Nguyen Phuong Uyen remains detained and has been transferred to Long An province’s detention center.

She is reportedly accused of being involved in distributing leaflets that criticised China and the Vietnamese authorities.

The authorities originally denied holding her, but have since informed her family that she, like the two songwriters, is being investigated for anti-state propaganda under Article 88 of Viet Nam’s Criminal Code.

“Rather than trying to silence the young people of Viet Nam, the Vietnamese authorities should allow them to express their opinions and have a say in the development and direction of their country”, said Abbott.

“The two songwriters and young university student must be released immediately and unconditionally.”

Nguồn: http://www.amnesty.org/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.