Giới chức cầm quyền Hà Nội lật lọng, tráo trở trong vụ Đồng Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

GNsP (10.05.2017) – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiễn Dũng khẳng định vào ngày 04.05.2017: “Vụ Đồng Tâm, bên nào sai thì phải chịu trách nhiệm”. Ông Dũng nói với báo chí trong nước rằng: “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Là hướng giải quyết của giới chức cầm quyền Hà Nội liên quan đến vụ tranh chấp đất đai tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Tp. Hà Nội.

Nếu sai, chính quyền Hà Nội không chịu trách nhiệm trước pháp luật

Đó là cách nói lật lọng, tráo trở của nhà cầm quyền Hà Nội khi bản cam kết “viết tay” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm ngày 22.04.2017 “chưa ráo mực”! Trong bản cam kết, ông Chung hứa “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm”, và khẳng định chính quyền Tp.Hà Nội và những người thi hành công vụ có những hành vi sai pháp luật và yêu cầu “xử lý nghiêm theo yêu cầu của pháp luật”.

“Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân…”. Vậy thì điểm, điều khoản nào trong pháp luật đã quy định chính quyền hoặc cá nhân người thi hành công vụ “có hành vi trái pháp luật” cụ thể như: “có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác” của người dân mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? (Điều 584, 598 BLDS).

Điển hình trong vụ Đồng Tâm, chính nhà cầm quyền Hà Nội là những quan chức địa phương thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Tp.Hà Nội đã cấu kết, bao che cho nhau, dùng mọi thủ đoạn để cướp đất của bà con nông dân không tấc sắt trong tay bằng các hình thức mượn/bán/giao/chuyển nhượng đất. Thậm chí, những người thi hành công vụ còn dùng cơ bắp đánh đập cụ Lê Đình Kình, thủ lãnh của người dân Đồng Tâm, ngoài 80 tuổi. Chính các cán bộ là những người thi hành công vụ gây ra sự phẫn nộ cho bà con nông dân. Tuy nhiên, “nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân”, ngược lại “nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Đây là cách nói ngang ngược, ngồi xổm trên pháp luật của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiễn Dũng. Người dân Đồng Tâm có “công”, không có “tội”

Chưa bàn đến nguyên tắc Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định các cơ quan có thẩm quyền phải tìm hiểu rõ nguyên nhân/động cơ/mục đích hành vi phạm tội của người tội phạm. Còn Bộ Luật Hình sự quy định: “Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm” (Điều 15). Về mặt Dân sự quy định: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại… do lỗi của bên bị thiệt hại…” (Khoản 2, Điều 584 BLDS), và “người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại” (Điều 594 BLDS).

Do đó nhà hữu trách cần phải tìm hiểu, xác định rõ những “hành vi trái pháp luật” của chính quyền Tp.Hà Nội cũng như của các cá nhân thi hành công vụ, đã dẫn đến hành vi phòng vệ hoặc hành vi sai pháp luật của người dân Đồng Tâm.

Thế nhưng, hành vi sai pháp luật của người dân Đồng Tâm xuất phát từ các hậu quả “hành vi trái pháp luật” của chính quyền T.p Hà Nội cũng như của các cá nhân thi hành công vụ như: chiếm đất sai pháp luật, không bồi thường thỏa đáng, đánh đập cụ Lê Đình Kình, bắt, giam giữ người dân Đồng Tâm…

Chính vì vậy, người dân Đồng Tâm tìm mọi cách đứng lên bảo vệ “tính mạng” của cụ Kình, bảo vệ “quyền, lợi ích hợp pháp” của bà con, nghĩa là bà con đã “phòng vệ chính đáng”, ngăn chặn tội phạm thực hiện hành vi phạm tội khi có một lực lượng xông vào thôn với các vũ khí chuyên dụng, với mục đích không gây ra những tổn thất và các hậu quả nặng nề. Vì thế, bà con Đồng Tâm là những người có “công” ngăn chặn tội phạm thực hiện các hành vi phạm tội, phải được xem là những người có “công” chứ không phải có “tội”.

Chính quyền Tp.Hà Nội “phản động”

Trong bản cam kết “viết tay” của ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm ngày 22.04.2017 khẳng định, chính quyền Tp.Hà Nội và những người thi hành công vụ có các hành vi sai pháp luật và yêu cầu “xử lý nghiêm theo yêu cầu của pháp luật”.

Tuy nhiên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiễn Dũng lại cho rằng: “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.” … “Bộ Công an sẽ kiểm tra lại toàn bộ quá trình tố tụng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam một số người tại xã Đồng Tâm. Hiện cơ quan chức năng của Hà Nội và của Bộ Công an đang thực hiện nhiệm vụ này.”

Đây chính là sự gian trá, tráo trở của giới chức cầm quyền và đưa đến một cái bẫy để kết luận rằng chính quyền Tp.Hà Nội không sai, còn dân thì sai. Nếu chính quyền Tp.Hà Nội sai, họ chỉ chịu lỗi trước nhân dân, không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn người dân thì ngược lại.

Giả thiết rằng, chính quyền Tp.Hà Nội và những người thi hành công vụ có “hành vi trái pháp luật”, thì họ sẽ xin lỗi và hứa sẽ khắc phục. Và, nếu như chính quyền đã cướp đất của dân, đánh đập người dân, kết án oan người vô tội, giết chết người dân trong đồn công an… thì bây giờ chính quyền chỉ chịu lỗi, chứ không khắc phục các hậu quả đã xảy ra, tức là người dân đen đành ngậm đắng nuốt cay chấp nhận bị mất đất, bị thương tổn trên cơ thể, bị tù oan, bị chết oan mà không cần giải oan!

“Phản động” chính là đây khi giới chức cầm quyền cộng sản không thượng tôn pháp luật, ngồi xổm trên luật pháp để chèn ép, áp bức người dân Việt Nam đến cùng cực!

Huyền Trang, GNsP

Nguồn:Tin Mừng Cho Người Nghèo

Nguồn link:

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-mai-tien-dung-vu-dong-tam-ben-nao-sai-thi-phai-chiu-trach-nhiem-3579826.html

https://boxitvn.blogspot.com/2017/04/ban-cam-ket-cua-chu-tich-ha-noi-nguyen.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.