14 DB Úc kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông Cáo Báo Chí

Ngày 7 tháng 12 năm 2011

Mười bốn dân biểu quốc hội New South Wales đồng ký tên vào một văn thư gởi Thủ Tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, bày tỏ mối quan tâm và sự thất vọng về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm những nhân quyền căn bản.

Bức thư sẽ được gởi tới ông Nguyễn Tấn Dũng đúng vào ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền, 10 tháng 12.

“Nhiều thành viên của quốc hội New South Wales lấy làm lo âu về những hành động đàn áp của cầm quyền Việt Nam đối với những cuộc biểu tình ôn hòa và những người chỉ đơn giản biểu lộ quan điểm của họ.”

JPEG - 57.8 kb
DB John Barilaro

“Những nhà hoạt động gồm những tu sĩ công giáo, học giả, sinh viên, và một công dân Úc, bà Hồng Võ, đã bị bắt và bị ngược đãi vì đã tổ chức những cuộc biểu tình ôn hòa, viết blog, hoặc biểu lộ sự bất đồng với chính phủ – những quyền tự do mà bên Úc chúng tôi xem là điều hiển nhiên”, ông Barilaro nói.

“Việc bắt giữ một cách có hệ thống mười lăm nhà hoạt đông sinh viên Công giáo và Tin lành là việc làm rất đáng quan tâm.”

“Các ông Đặng Xuân Diệu (32 tuổi), Hồ Đức Hòa (37 tuổi), Nguyễn Văn Oai (31 tuổi), Chu Mạng Sơn (22 tuổi), Đạu Văn Dương (25 tuổi), Trần Hữu Đức (23 tuổi), Paulus Lê Văn Sơn (26 tuổi), Nông Hùng Anh (23 tuổi), Nguyễn Văn Duyệt (31 tuổi), Nguyễn Xuân Anh (29 tuổi), Hồ Văn Oanh (26 tuổi, Thái Văn Dung (23 tuổi), Trần Minh Nhật (23 tuổi), cô Tạ Phong Tần (43 tuổi), và ông Trần Vũ Anh Bình (37 tuổi) hiện đang bị giam giữ chỉ vì “tội” cổ xuý công bằng xã hội, và không được tiếp xúc với gia đình của họ.

Mặc dù Việt Nam đã ký vào Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn để xảy ra những lạm dụng về nhân quyền căn bản trong hệ thống tư pháp của Việt Nam”, vị dân biểu vùng Monaro nói.

“Tôi rất phấn khởi rằng mười ba dân biểu đồng viện đã cùng tôi ký tên vào lá thư này, gồm cả ông Bộ Trưởng về Công Dân Vụ và Cộng Đồng, ông Victor Dominello.”

“Vấn đề dân chủ và tự do tại Việt Nam rất quan trọng đối với người dân tại New South Wales, nhất là với những người trong cộng đồng người Úc gốc Việt, đang nóng lòng trông chờ những cải cách tích cực và ôn hòa tại Việt Nam,” ông Barilaro nói.

Bức thư này là một phần của một chiến dịch quốc tế rộng lớn hơn đã gởi hàng trăm lá thư từ các vị dân cử trên thế giới tới nhà cầm quyền Việt Nam.

###

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).