Kiếp “ký sinh” của báo chí Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng CSVN cũng như Bộ Thông Tin-Truyền Thông và Ban Tuyên Giáo Trung Ương lúc nào cũng hãnh diện về nền báo chí gọi là “báo chí cách mạng” của họ. Tại Việt Nam, quan điểm “báo chí cách mạng” này đương nhiên làm nổi bật vai trò và quyền hạn lãnh đạo tuyệt đối của đảng trong lĩnh vực hướng dẫn tư tưởng của người dân.

Tuy nhiên, vốn được sinh ra từ một hệ thống bao cấp “xin – cho” nên báo đảng (các đảng ủy), báo đoàn (các đoàn thể, cơ quan ngoại vi) cũng không thoát khỏi tình trạng được đảng cho ăn cũng như cho nói theo những gì đảng cho phép. Thay vì là quyền thứ tư trong sinh hoạt dân chủ, báo chí cách mạng hài lòng dưới ngọn đuốc soi đường của cán bộ tuyên giáo bên cạnh bóng dáng của công an.

Thế nhưng chưa đủ, hôm 7 Tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo trong nước đã phát biểu một điều khiến người ta giật mình: Cần “chấm dứt tình trạng báo chí sống ’ký sinh’ vào doanh nghiệp”. Tức là ông Tuấn muốn nhắc đến hiện tượng báo chí đang “vòi tiền” các doanh nghiệp để sống.

Trong nhiều năm qua, hệ thống báo chí quốc doanh phát triển đến con số không ngờ, nhưng lúc nào, ở đâu lãnh đạo ngành truyền thông và tuyên giáo cũng vẫn khẳng định báo chí là công cụ tuyên truyền, đặt dưới quyền xử dụng của đảng. Thậm chí còn có một nhà báo gốc công an nay đã bị thu hồi thẻ nhà báo từng ví von rằng họ là những con chó phải hết sức trung thành với chủ, tức đảng đã nuôi họ.

JPEG - 32.8 kb
Bộ Trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Ảnh: DĐDN

Theo con số thống kê chính thức, toàn quốc có 838 tờ báo in, không kể báo và tạp chí điện tử. Với số lượng hiếm có ấy, nhưng điều đặc biệt xưa nay là cả ngàn tờ báo ấy chỉ có một tổng biên tập duy nhất giữ quyền sinh sát là Trưởng ban tuyên giáo trung ương.

Đó là người có quyền quyết định tối hậu, nắm giữ và kiểm soát chặt chẽ sinh mạng tờ báo và ký giả trong mọi trường hợp. Trong thời bao cấp, báo sống được là phải do đảng nuôi. Ký giả được đảng cấp lương hàng tháng nằm trong khuôn khổ của các cơ quan đảng, đoàn với ngân sách quốc gia. Người làm báo trong trường hợp này đương nhiên chịu sự chỉ huy và chi phối của “ông chủ” trực tiếp là cơ quan tuyên giáo. Như thế có thể kết luận không sợ sai lầm rằng, chính đảng đã tạo ra Kiếp Ký Sinh của báo chí chứ không phải ai khác. Ký sinh từ miếng cơm manh áo, ký sinh cả trong lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn.

Từ ngày đảng bỏ bao cấp chuyển theo kinh tế thị trường để sống còn, sự xuất hiện các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đã mở ra một thời kỳ báo chí chạy theo thời thế để kiếm ăn. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân bây giờ là điểm nhắm béo bở của các tờ báo, thay vì cái túi tiền eo hẹp của đảng.

Mối tương quan có qua có lại mở ra cánh cửa cho báo chí lao vào vòng tay của các doanh nghiệp lắm tiền, sẵn sàng bỏ ra nuôi báo để đổi lấy những bài báo ca tụng không tiếc lời. Kinh doanh càng thua lỗ doanh nghiệp càng có nhu cầu báo chí ca tụng để nâng lên. Doanh nghiệp bắt đầu nuôi báo chí và từ đó báo chí cũng không thể sống phè phỡn nếu không được nuôi từ doanh nghiệp. Thế là các báo trở thành ký sinh của các doanh nghiệp; đó cũng là lẽ thường tình trong cơn lốc của một nền kinh tế thị trường có định hướng đầy ảo tưởng.

Trong trường hợp này, ông bộ trưởng đòi hỏi báo chí phải sống lành mạnh cũng giống như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gào từ năm này qua năm khác rằng phải làm cho đảng “trong sạch và vững mạnh”, xứng đáng với nhiệm vụ dẫn dắt dân tộc mà lịch sử giao phó.

Tuy nhiên, có vẻ như lời kêu gọi này bị chính các đảng viên cao cấp khắp nơi đem ra làm trò cười. Điển hình như mới đây lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, Cà Mau đã hân hoan nhận quà “quá mức tình cảm” là những chiếc xe đời mới đắt tiền của các doanh nghiệp trong tỉnh. Để rồi phải buồn thiu mang xe trả lại sau khi bị khám phá và dư luận đàm tiếu. Đây không chỉ là hành vi thiếu lành mạnh mà là một hình thức tham nhũng lộ liễu, một kiểu ăn hối lộ ẩn nấp dưới hình thức quà biếu.

JPEG - 107.2 kb
Xe của của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh được doanh nghiệp tặng. Ảnh Đ.N

Ngay cả đảng cũng không lành mạnh, lãnh đạo tỉnh cũng rất lem luốc, thế mà nay ông Bộ trưởng 4T lại cao giọng răn đe, đòi chấm dứt tình trạng ký sinh của báo chí vào doanh nghiệp. Ông Tuấn không biết đến một thực tế, nếu phải chấm dứt kiếp ký sinh kiểu mới này thì báo sẽ sống bằng gì, không lẽ uống nước lã để viết báo hay sao? Ông Bộ trưởng cũng tỏ ra ngây thơ đến độ không muốn biết việc “báo chí cách mạng” dưới quyền điều khiển của bộ 4T sống bám và tống tiền các doanh nghiệp là nhờ được đảng dày công giáo dục tận tình lâu nay. Họ chỉ là những người trung thành noi gương “đạo đức liêm khiết” của đảng mà thôi.

Kết luận lại, bài học mà đảng phải học trong thời đại ngày nay, muốn báo chí sống lành mạnh thì chỉ có một điều kiện duy nhất là đảng phải chấm dứt chỉ huy báo chí, chấm dứt việc coi báo chí như công cụ tuyên truyền cho chế độ.

Trong một nền báo chí tự do, lập tức những tờ báo và những người làm báo trung thực, có khả năng sẽ được độc giả nuôi thực sự bằng tiền mua báo. Còn những tờ báo ăn bám theo chế độ, sống trong chiếc lồng quốc doanh thi hành mệnh lệnh của đảng nhất định sẽ tự đình bản mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.