Võ Kim Cự: “khôn” và “ngoan”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Với việc lãnh đạo cho rò rỉ tin kỷ luật ông Võ Kim Cự cả vài ngày trước khi chính thức cho chú “dê tế thần” chạy lên mặt báo, nhiều người cho rằng số ông Cự đã tận. Các ô dù mà ông ôm chặt bao năm nay không chỉ quay ngoắt mặt lại buộc tội mà còn đang ngắm nghía cái núi tài sản của ông.

Hiện tượng này làm bật lên câu hỏi cắc cớ: ông Võ Kim Cự “khôn” và “ngoan”, nhưng liệu ông có đủ “khôn ngoan” không?

Rõ ràng ông Cự rất “khôn”. Ông xét đúng cửa để đầu quân, rồi ông xét đúng người để đưa đúng quà, và đu liên tục từ cửa nhỏ qua cửa to hơn, từ cửa tỉnh về cửa trung ương. Vào năm 2007, ông Cự chỉ mới làm giám đốc một công ty khoáng sản ở tỉnh, nhưng đến năm 2017 ông đã đi qua các chức vụ Trưởng Ban Quản lý các Khu Kinh tế Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Có thể nói đại đa số cán bộ phải mất 20 năm chưa đi nổi một nửa đoạn đường của ông.

Nhưng để tiến thân thần tốc như thế, ông Cự chuyên dùng con đường “ngoan ngoãn”, sẵn sàng làm cò cho cấp trên, mà rõ nhất là làm “mặt tiền” cho cựu Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình (2007 – 2015). Ông Bình nay là phó Ban Tổ Chức Trung ương. Vào năm 2008, cả Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND đều không đau ốm hay vắng mặt, nhưng vẫn núp phía sau để Phó chủ tịch UBND Võ Kim Cự làm chuyện “bút sa gà chết” ký giấy cho phép Formosa vào Việt Nam.

Rồi qua cánh cửa Nguyễn Thanh Bình, ông Cự tiến xa hơn, tình nguyện đứng thu tiền cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nông Đức Mạnh, TBT Nguyễn Phú Trọng và chịu trách nhiệm đặt bút ký cho Formosa thuê 70 năm với nhiều khoản đối xử đặc biệt khác. Với những gì các cán bộ Hà Tĩnh biết về khả năng điều hành lẫn kiến thức của ông Cự thì không những ông không dám ký mà còn chẳng thực sự biết mình đã ký gì nữa.

Điều mà ông Cự tin tưởng là nếu phục vụ hết mình và đưa đủ, đưa đúng quà cho các xếp thì họ không bỏ rơi mình được. Thí dụ gần nhất là việc ông Cự chỉ vẽ cho Formosa đúc gấp bức tượng vàng ròng Hồ Chí Minh tặng TBT Nguyễn Phú Trọng. (Được mô tả rất chi tiết trong bức thư của ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23-2-2017).

Kết quả là trong Lễ khởi công, Lễ khánh thành, và đến tận ngày đi vào hoạt động, xả thải cỡ lớn đầu tiên đều có các lãnh đạo tối cao đến tham dự, bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và vô số các bộ trưởng, phó thủ tướng, tướng tá quân khu và quan chức tỉnh. Ai cũng bảo Formosa là sáng kiến tuyệt vời và ai cũng tìm cách “kiếm lộc”.

Chính vì thế mà 3 chữ “dê tế thần” quá chính xác trong trường hợp ông Cự. Rõ ràng thầy pháp còn đó, thần thánh cũng còn đó, chỉ có con dê chết toi. Các lãnh đạo ăn nhiều hơn ông Cự chẳng ai nhả ra đồng nào mà còn nhận thêm trọn gói 500 triệu USD tiền phạt sau thảm họa Formosa.

Tư cách “dê tế thần” của ông Cự cũng rất rõ qua việc: Nếu thực sự xem việc làm của ông Cự là cực kỳ sai trái và nguy hại, lãnh đạo đảng đã phải lập tức khẳng định các ký kết với Formosa vô giá trị vì vi phạm luật pháp VN và được ký kết bởi người KHÔNG có thẩm quyền, rồi đóng cửa Formosa vĩnh viễn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, Formosa đang nhận thêm đất, xây thêm khu vực hoạt động.

Rõ ràng cái “khôn” và “ngoan” của ông Võ Kim Cự không đủ thành mức “khôn ngoan” như ông Trịnh Xuân Thanh – người đoán biết gió đã đổi chiều và lập tức biến mất khi nghe tiếng mài dao.

Câu hỏi còn lại là liệu ông Cự có ít là “khôn ngoan” được như ông Vũ Huy Hoàng – người biết thủ trước và cất chỗ chắc chắn các bằng chứng nhận tiền của cấp trên, của toàn ban lãnh đạo?

Nếu trong thời gian tới, con dê Võ Kim Cự chỉ bị cháy xém một ít lông “danh dự” thì công luận có câu trả lời.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”