Các Nhà Đầu Tư Tại Việt Nam Bị Thua Lỗ Nặng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Yoon Ja-Young. The Korea Times 21/5/08.
Lê Minh lược dịch

JPEG - 58 kb

Các nhà đầu tư chứng khoán vào các quỹ đầu tư tại Việt Nam đang choáng váng bởi vì giá chứng khoán đã hạ thấp đến 60% so với lúc cao điểm vào năm ngoái. Các chuyên gia đã nhắc nhở các nhà đầu tư rằng việc đầu tư ở một thị trường đang lên như Việt Nam luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Các quỹ đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu rộ kể từ năm 2006, theo sau sự xuất hiện của các quỹ đầu tư từ Korea Investment Trust Management Corporation và các loại quỹ đầu tư khác. Các quỹ đầu tư Nam Hàn đã đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam một số quỹ lên đến 1,800 tỷ đồng Won, chiếm khoảng 10% tổng giá trị vốn thị trường ở đây.

Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đã rớt giá đến 60% so với thời điểm cao nhất vào năm ngoái. Điều này thật là trái ngược, bởi vì trong khi các quỹ đầu tư khác trên thế giới đang hồi phục dần sau vụ bể thị trường vay vốn bất động sản tại Mỹ. Rất nhiều quỹ đầu tư Việt Nam đã bị thiệt hại đến hơn 30% kể từ đầu năm nay.

Sự lo ngại này càng tăng ngay sau bản báo cáo của công ty đầu tư chứng khoán Daiwa. Báo cáo này chỉ ra rằng các nguyên tắc kinh tế tài chính căn bản đã bị suy sụp từ nửa năm qua: “Với tỷ lệ lạm phát lên đến 21.4% chỉ tính từ đầu năm đến đầu tháng 4, và thâm thủng mậu dịch lên đến 21 tỷ đô thì Việt Nam cần phải nghiêm khắc chỉnh đốn để ổn định thị trường”.

“Vì không có sự chọn lựa nào khả dĩ hơn, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ buộc phải quay qua nhờ sự giúp đỡ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế trong vòng vài tháng tới. Ít nhất là trong lúc này các nhà đầu tư chớ nên xem nặng thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng lãi xuất để hạ nhiệt lạm phát, nhưng lại làm xáo trộn thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư thì chỉ có một vài sự chọn lựa mà thôi.

Đa số các quỹ đầu tư Việt Nam cạn kiệt ngân quỹ, cho nên người đầu tư khó lòng rút tiền ra được. Những quỹ như thế này đều được thông báo trên thị trường chúng khoán, nhưng chẳng ai thèm mua.

Ông Park Hyun-chul, một nhà phân tích của công ty đầu tư chứng khoán Meritz cho biết viễn ảnh thị trường trong năm nay khá ảm đạm. Ngoài chỉ số lạm phát cao, thì các chỉ số khác cũng không khả quan gì. Do đó chính phủ đã hạ chỉ tiêu tăng trưởng năm nay từ 9% xuống còn 7%. Và thâm thủng mậu dịchlà điều đáng quan tâm nhất”.

JPEG - 62.7 kb

Ông cũng nói rằng chính phủ Việt Nam không có khả năng giải quyết những khó khăn về kinh tế như các chính phủ khác. Cũng giống như thị trường Nam Hàn của thập niên 60s và 70s vậy. Tiềm năng phát triển khi đó rất lớn nhưng thị trường vốn lại không đáp ứng được nền kinh tế phát triển”.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng người đầu tư nên chờ đợi nghe ngóng thêm thay vì rút tiền ra. Ông Park nói “chứng khoán được bán cầm chừng vì họ cũng hiểu rằng có triển vọng lâu dài mặc dầu có rủi ro cao”.

Công ty Goldman Sachs ước tính mức tăng trưởng 7.3% trong năm nay là khả thi, vì nó cũng tương đồng với các nền kinh tế đang lên khác.

Ông Park cũng cho rằng “những rối loạn như thế này cũng thường thấy ở các nền kinh tế đang lên. Cái vấn đề ở chỗ là các nhà đầu tư có quá ít thông tin về thị trường tại Việt Nam. Sự hiểu biết của người đầu tư kém, cho nên họ thường nhìn vào cái điểm lợi mà bỏ qua những yếu tố rủi ro khác. Nền kinh tế đang lên luôn đưa đến nhiều rủi ro. Những quỹ đầu tư lớn càng chịu nhiều rủi ro hơn”.

****

Vietnam Fund Investors Sustain Big Loss

By Yoon Ja-young
Staff Reporter

Investors in Vietnam equity funds are having sleepless nights as the Vietnamese bourse has dropped around 60 percent from its peak last year. Analysts advise investors to keep in mind that investment in emerging markets such as Vietnam entails risk.

Funds investing in the Vietnamese bourse have been popular here from around 2006, following the launch of such funds by Korea Investment Trust Management Corporation and others. Seoul funds investing in the Vietnamese bourse total over 1.8 trillion won, which is equivalent to about 10 percent of the total market cap there.

The Vietnamese stock market, however, dropped nearly 60 percent from its peak last year. This contrasts with other global equity funds, which are slowly recovering from the U.S. subprime mortgage woes. Many of the Vietnamese funds have recorded over a 30 percent loss from the beginning of this year.

The concern is especially augmented following the release of a report by Daiwa Securities. The report points out that Vietnam’s macroeconomic fundamentals have deteriorated dramatically over the past half-year. “With inflation at 21.4 percent year-on-year for April, and the 12-month rolling sum of the trade deficit soaring to $21 billion, Vietnam needs a bout of severe austerity to restore stability, in our view,’’ it said.

“Given the absence of palatable policy choices, we think Vietnam will be obliged to turn to the International Monetary Fund (IMF) for assistance within the next few months. Until it does so, we suggest investors be zero-weighted in Vietnam.’’

The Vietnamese government pulled up the interest rate to subdue inflation, which caused tight liquidity on the stock market.

However, there seems to be few options for investors.

Most of the Vietnamese funds here are closed-end funds, from which investors cannot withdraw money. Such closed-end funds are often listed on the exchange, but few people are willing to buy them.

Park Hyun-chul, a fund analyst at Meritz Securities, said the outlook isn’t good for this year. “On top of the inflation, other economic indices are bad. The government lowered the GDP growth target by 2 percentage points. And the trade deficit concern is growing.’’

He said the Vietnamese government isn’t as competent as other governments in coping with such economic problems. “It’s like the Korean bourse in the 1960s and 70s. It has huge growth potential, but the capital market falls behind economic growth.’’

Still, analysts advise that investors should wait and see instead of withdrawing money. “The fund was sold closed-end as they determined that the long term growth potential is good despite the risk,’’ Park said.

Goldman Sachs estimated the real GDP to grow 7.3 percent this year, which is solid compared with other emerging countries.

Park said turmoil like this can happen in any emerging market. The problem is that investors have little information about markets like Vietnam. “There is cognitive dissonance among fund investors. They only take the attractive points, and ignore risky factors. Emerging markets entail risk. It is even more so with frontier market funds.’’

chizpizza@koreatimes.co.kr

http://www.koreatimes.co.kr/www/news/nation/2008/05/123_24525.html

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…