Tình Hình Sài Gòn Trước Ngày Rước Đuốc Bắc Kinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Tin Nhanh Số 1
Về Tình Hình Sài Gòn Trước Ngày Rước Đuốc Bắc Kinh

Trong mấy giờ đồng hồ trước khi màn đêm buông xuống ngày 28/4/2008, người dân Sài Gòn nhìn thấy nhiều chỉ dấu gần như hoảng hốt của Công An Thành Phố.

Khoảng 9 giờ tối, đủ loại công an được đột xuất chở tới tràn ngập khu Nhà Thờ Đức Bà, khu Nhà Hát Lớn, và khu Bến Bạch Đằng như thể để trấn áp 3 cuộc biểu tình lớn. Khi nhận ra đã bị đánh lừa, công an được lệnh rút trở lại trấn đóng 2 nơi: khu Nhà Hát Lớn và Lãnh Sự Quán Trung Quốc. Hiện nay con số công an tại mỗi nơi đã lên đến số ngàn. Mọi xe cộ qua lại đều bị chặn lại khám xét. Ngựa sắt được giàn ra mọi ngã đường tiến vào 2 khu vực. Công an cũng đã phong tỏa các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Ngọc Thạch, Trần Hưng Đạo, và Lê Lợi.

Anh chị em thanh niên sinh viên tại Sài Gòn vẫn tiếp tục chia nhau theo dõi các hướng di chuyển của công an để chọn một số địa điểm tốt nhất chứ không định trước và cũng không cần phải có bộ phận lãnh đạo chung. Có lẽ đây là lý do khiến nhiều cấp chỉ huy công an hoảng hốt. Họ đã cố gắng bắt giữ hoặc cô lập hầu hết những anh chị em thanh niên sinh viên mà họ cho là chủ chốt trong các nỗ lực phản đối Trung Quốc, nhưng nỗ lực này hầu như không thay đổi được gì. Cụ thể như blogger Đông A, sinh viên Lê Ngọc Hồ Điệp, sinh viên Hoàng Đức Trọng, v.v… vừa bị bắt và giữ tại các đồn công an phường trong 24 giờ qua.

Công an trên toàn quốc cũng cố chặn không để các nhà dân chủ từ các nơi khác tụ tập về Sài Gòn phản đối Trung Quốc. Cụ thể như nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, chị Phạm Thị Thanh Nghiên tại Hải Phòng; anh Nguyễn Phương Anh, chị Lữ Thị Thu Duyên tại Hà Nội; chị Trịnh Thị Phương Thủy – vợ của anh Nguyên Phong thuộc đảng Thăng Tiến – tại Huế; kỹ sư Đỗ Nam Hải tại Sài Gòn, v.v…

Không khí hoảng hốt của công an thành phố càng hiện rõ khi chỉ còn chưa đầy 24 tiếng trước giờ khai mạc, Bắc kinh nhận ra những cơn sóng ngầm đang dâng lên và đã phải cất đi tấm bản đồ khiêu khích phóng lớn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất Trung Quốc, để mong giảm bớt sức phẫn nộ trong lòng người Việt. Liệu thủ thuật ấy có giúp gì họ không hay đã quá trễ. Người Việt Nam đã biết quá rõ bản chất “bá quyền” của đảng CSTQ và tham vọng nắm quyền bằng mọi giá – dù là giá bán nước – của đảng CSVN. Xin xem các bản đồ vừa được gấp rút sửa lại tại http://torchrelay.beijing2008.cn/en/journey/map/

JPEG - 108.5 kb
Phần phóng lớn Hoàng Sa và Trường Sa (hình trái) đã biến mất (hình phải) trong 24 giờ qua.

Trong lúc các quan chức Nhà Nước CSVN tuyên bố không hề có việc công an và lực lương võ trang TQ vào Việt Nam để trấn áp các phản đối của người Việt, người ta đột nhiên thấy xuất hiện rất nhiều “du khách”, “chuyên gia”, và “công nhân” nói tiếng Tàu trên đường phố Sài Gòn trong gần một tháng qua. Nhưng có lẽ trâng tráo nhất là nay công an Việt Nam được phép lấy mật vụ Trung Quốc ra hăm dọa nhiều nhà dân chủ. Cụ thể là kỹ sư Đỗ Nam Hải đã bị hăm dọa: “an ninh Trung Quốc đã biết nhà anh, đã biết mặt anh, cho nên anh cũng cần đề phòng những vấn đề an ninh của anh”.

Các hãng thông tấn ngoại quốc có văn phòng tại Việt Nam hoặc vừa đến Việt Nam để tường thuật rước đuốc đã được thông báo và sẵn sàng ghi nhận các hình ảnh phản đối đuốc Bắc Kinh vì lòng yêu nước của người Việt Nam.

Cập nhật 5 giờ sáng, giờ Việt Nam, ngày 29/4/2008

*** Xin vui lòng bấm vào Thông Tin Cập Nhật để biết thêm tin tức.***

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…