Ngọn Đuốc Thế Vận Từ Bình Yên Jakarta Đến Xô Xát Sóng Gió Tại Canberra

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại một trong những chặng đường cuối cùng của cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh vòng quanh thế giới, ngọn đuốc đã phải rước vòng quanh đường chạy của một sân vận động tại thủ đô Jakarta của Nam Dương, dưới sự canh gác rất chặt chẽ của 5.000 cảnh sát và quân đội với xe vòi rồng. Cuộc rước đuốc này không được mở ra công khai cho công chúng đến xem, mà chỉ có 5.000 người được chọn lựa trước, đa số là trẻ em, được phát vé mời vào tham dự.

Lộ trình được ấn định lúc ban đầu của chặng đường Jakarta là 24 cây số, đi xuyên qua trung tâm thành phố – do phía Trung Quốc yêu cầu – nhưng cuối cùng phải bị giới hạn chỉ có 5 lượt chạy chung quanh đường chạy của Vận động trường Bung Karno. Có 80 người gồm giới văn nghệ sĩ, vận động viên và chính trị gia tham dự rước đuốc, mỗi người được cầm đuốc chạy 80 mét. Có một số người biểu tình ủng hộ Tây Tạng đã bị bắt và tịch thu biểu ngữ cùng cờ quạt.

Từ Jakarta, chiếc máy bay đặc biệt của Uỷ ban Thế vận Trung Quốc đã đưa ngọn đuốc đáp xuống phi trường quân sự Fairbairn Airport của không quân Úc, thay vì phi trường quốc tế Canberra vào sáng Thứ Tư, 23/4/08, vì lo ngại về an ninh.

Hai ngày trước khi chặng đường tại Canberra bắt đầu, một người có uy tín rất cao ở nước Úc, bà Lin Hatfield Dodds, chủ tịch Hội đồng Phục vụ Xã hội Úc Ðại Lợi, đã rút tên ra khỏi danh sách những người cầm đuốc vì theo bà, tuy cảm thấy rất danh dự được lựa chọn để cầm ngọn đuốc, nhưng bà “rất đau lòng khi thấy bạo động xen vào giữa Trung Quốc và vấn đề Tây Tạng” và bà hy vọng “sẽ nhắn gởi một thông điệp đến thế giới rằng nhân quyền cũng quan trọng không kém”. Bà nói thêm, “Tôi cảm thấy rằng ý nghĩa của cuộc rước đuốc đã đổi hướng. Ðối với nhiều người thì cuộc rước đuốc vẫn mang ý nghĩa của hòa thuận, nhưng đối với một số lớn càng ngày càng gia tăng trong cộng đồng thế giới đang theo dõi ngọn đuốc thì nó mang nhiều ý nghĩa về nhân quyền”.

JPEG - 192.5 kb

JPEG - 225.3 kb

Sau khi bà Lin Hatfield Dodds rút ra thì ban tổ chức lo ngại sẽ có thêm sự rút lui vào giờ chót cho nên 3 nhân viên thuộc toán bảo vệ ngọn đuốc của Trung Quốc trong đồng phục thể thao được chuẩn bị để rước thay thế, theo ông John Coates, chủ tich Uỷ ban Thế vận Úc Châu cho biết.

Chặng đường tại thủ đô Úc Châu đã bị rút ngắn lại và một hàng rào sắt được dựng lên để ngăn cách người đi coi lẫn người biểu tình, bao gồm cả giới truyền thông báo chí, không cho đến gần người cầm đuốc.

Chi phí an ninh cho cuộc rước đuốc dài 3 tiếng đồng hồ tại Canberra tốn kém gần 2 triệu đô la Úc, với hàng trăm cảnh sát, tuy nhiên vẫn ít hơn con số hàng ngàn nhân viên công lực được điều động để bảo vệ ngọn đuốc tại Ấn Ðộ, Mã Lai và Nam Dương.

Trong lúc máy bay đưa ngọn đuốc vừa đáp xuống Canberra vào sáng Thứ Tư, thì tại cầu Sydney Harbour Bridge nổi tiếng, một người đàn ông và một phụ nữ đã dự định leo lên cầu để trương các biểu ngữ ủng hộ Tây Tạng, sau đó dùng tia laser bắn hàng chữ “Ðừng đốt Tây Tạng” lên trên ngọn tháp trụ cầu, nhưng đã bị bắt giữ và bị có thể bị phạt vạ vì không có giấy phép để trương biểu ngữ trên cầu.

Bốn người khác cũng bị bắt ở Sydney vì treo một biểu ngữ ủng hộ Tây Tạng trên một billboard quảng cáo quan trọng tại khu King’s Cross, nhưng được thả ra sau khi đã nhận lệnh phải đi hầu tòa vì tội xâm nhập bất hợp pháp. Vào tối Thứ Tư 23/4, khoảng 150 người đã tụ họp trước Tòa Ðại sứ Trung Quốc ở Canberra để thắp nến cầu nguyện cho Tây Tạng với hàng chữ «Free Tibet» được xếp bằng những ngọn nến đang cháy.

JPEG - 85.6 kb

Nhiều nguồn tin cho biết Tòa đại sứ Trung Quốc đã xếp đặt các chuyến xe bus đưa đón các cổ động viên, đại đa số là du học sinh của họ từ các thành phố khác về Canberra. Nhưng các viên chức Toà đại sứ từ chối không muốn nói gì về vấn đề này, và Bộ trưởng Ngoại giao Úc, ông Stephen Smith cũng không muốn xác nhận việc phía Trung Quốc đã di chuyển hàng ngàn cổ động viên của họ về thủ đô Úc Châu để “lấy thịt đè người” ủng hộ cuộc rước đuốc.

Theo đài ABC tường trình thì có 6.000 cổ động viên ủng hộ Trung Quốc từ Melbourne và 10.000 từ Sydney đã kéo về Canberra, so với khoảng trên dưới 1.000 người biểu tình phản đối của các cộng đồng Tây Tạng, Tân Cương, Việt Nam và tổ chức Australia Tibet Council, làm sững sờ không ít ban tổ chức cuộc rước đuốc cũng như giới truyền thông báo chí.

Sự hiện diện của số lượng đông đảo du học sinh-cổ động viên này là một mối đe doạ cho những người biểu tình phản đối Trung Quốc. Có một số du học sinh Tàu đã hành hung vài người ủng hộ Tây Tạng. Theo dư luận quần chúng Úc nghe được từ các chương trình phát thanh radio “tiếp chuyện bạn nghe đài”, thì số lượng đông đảo các du học sinh này nếu tập trung ở bất cứ nơi nào bên trong lục địa Trung Hoa để phản đối thay vì ủng hộ nhà cầm quyền Trung Quốc thì chuyện gì sẽ xảy ra? Mọi người đều đồng ý: vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 sẽ được lập lại.

JPEG - 227.4 kb

Cảnh sát đã buộc phải can thiệp vào lúc khởi đầu cuộc rước đuốc khi những người thuộc cả hai phía ủng hộ lẫn phản đối ném các chai nước và vật dụng linh tinh vào nhau. Có vài vụ xô xát nhỏ xảy ra và 4 người bị bắt. Một người khác bị cảnh sát lưu giữ nhưng sau đó được thả ra khi ông đốt cháy một lá cờ Trung Quốc, gây phẫn nộ cho các cổ động viên. Người đốt lá cờ Trung Quốc đó chính là ông Trần Dụng Lâm, nguyên tùy viên sứ quán Trung Quốc tại Canberra, đã xin tỵ nạn chính trị tại Úc cách đây vài năm.

Khi đoàn rước đuốc đi gần đến toà nhà Quốc hội Úc, một người phản đối đã quăng mình xuống dưới chân người cầm đuốc và sau đó ở trước Quốc hội, hai phụ nữ Tây Tạng đã tiến đến và la lớn: “Họ đang tra tấn quê hương chúng tôi”, nhưng đều bị cảnh sát đè xuống và khiêng ra ngay lập tức.

JPEG - 104.1 kb

Người khởi đầu cuộc rước đuốc là cô Tania Major mang danh hiệu Người Úc Trẻ trong năm 2007, rước ngọn đuốc bằng thuyền chèo qua hồ Lake Burley Griffin, cùng lúc đó trên bầu trời Quốc hội Úc có hàng chữ “Free Tibet” do máy bay viết chữ bằng khói được Thượng Nghị sĩ Bob Brown, một người rất tích cực ủng hộ cho Tây Tạng, thuê làm. Sau đó, TNS Brown dự định sẽ nói chuyện tại một cuộc biểu dương ủng hộ Tây Tạng ngay trước tiền đình Quốc hội Liên Bang Úc do Australia Tibet Council và cộng đồng Tây Tạng tổ chức.

Khác với các chặng đường trước đây, Canberra chỉ có 2 nhân viên bảo vệ đuốc của Trung Quốc chạy theo với nhiệm vụ “chăm sóc” cho ngọn đuốc, nhưng thỉnh thoảng lại bị cảnh sát Úc ngăn chặn không cho họ được chạy gần người cầm đuốc. Có sự căng thẳng rõ ràng giữa cảnh sát bảo vệ người cầm đuốc và hai nhân viên bảo vệ ngọn đuốc của Trung Quốc, khi họ bị cảnh sát Úc liên tục kéo ra khỏi người cầm đuốc.

Mặc dù có tất cả 7 người bị bắt giữ và có xô xát hành hung xảy ra nhưng ban tổ chức vẫn cho là cuộc rước đã đuốc thành công.

Các du học sinh- cổ động viên Trung Quốc được đưa đến bằng xe bus đã có nhiều hành vi “nặng tay” với những người ủng hộ Tây Tạng. Một phụ nữ tên Marie cho biết bà đã bị bao vây la hét bởi các học sinh Tàu khi bà cố theo dõi ngọn đuốc. Cảnh sát phải vào giải vây và đưa bà ra khỏi nơi đó.

Ông Alistair Paterson, 52, cư dân vùng Lake George ngoại ô Canberra nói rằng ông và đứa con gái 7 tuổi đứng với một cặp vợ chồng già, đứa con trai vị thành niên và hai phụ nữ trẻ khác bị tấn công bởi một nhóm khoảng 50 người cầm cờ đỏ Trung Quốc. Ông Paterson cho biết ông có cầm một biểu ngữ mang dòng chữ “Free Tibet”, và cặp vợ chồng gìa cũng cầm bảng hiệu ủng hộ Tây Tạng, khiến nhóm du học sinh giận dữ. Ông nói, “Tôi bị đá vào chân, một người khác bị đánh vào đầu bằng cán cờ Trung Quốc, và biểu ngữ cùng bảng hiệu của chúng tôi bị xé nát. Khi tôi nhìn quanh thì thấy có 3 hay 4 gả người Tàu có vẻ muốn hành hung tôi. Ðám côn đồ này gây hấn với chúng tôi mặc dù chúng tôi có con nhỏ. Con gái tôi vẫn còn run sợ cả tiếng đồng hồ sau đó dù mọi sự đã yên lặng. Bình thường thì tôi không tức giận, nhưng ngay bây giờ thì tôi rất bực mình.”

“Chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ căn bản là muốn thực hiện quyền tự do của chúng tôi. Tôi vừa nghe cảnh sát nói trên đài radio rằng vấn đề an ninh trật tự rất tốt. Có lẽ là tốt cho ngọn đuốc thôi. Tôi báo cho cảnh sát biết chuyện gì đã xảy ra nhưng họ chỉ nói rằng ‘Chúng tôi biết những gì đang xảy ra.”

Bà Marion Vecourcay, một người ủng hộ Tây Tạng cũng cho biết rằng bà cảm thấy sợ hãi và bị đe doạ bởi nhóm cổ động viên Trung Quốc. Bà nói, “Họ bao vây và phá các biểu ngữ phản đối Trung Quốc, họ rất hung hăng, mất dạy và chửi thề. Họ nói rằng tôi không có quyền đứng ở đây, nhưng tôi cư ngụ ở con đường trên kia. Ðây chỉ là đầu óc của bọn du côn.”

Một cổ động viên Trung Quốc có tên Jeff Li hét lớn về phía những người ủng hộ Tây Tạng: “Ðạt lai Lạt ma là một kẻ đạo đức giả, nói láo và xấu xí”.Li nói những người ủng hộ Tây Tạng bị nhiễm phải các thông tin sai lạc.

Một người cầm cờ đỏ Trung Quốc bị bắt giữ khi anh ta làm gián đoạn lưu thông trên cầu Commonwealth Bridge. Anh ta bị vật xuống đường sau khi cố tình chống đối cảnh sát.

JPEG - 186.7 kb

JPEG - 198.4 kb

Gần khu vực Ðài Chiến sĩ Trận vong, 3 người ủng hộ Tây Tạng đã nhảy qua hàng rào chắn và cầm bảng hiệu Free Tibet đi dọc theo giữa đại lộ Anzac Parade, thì khoảng 50 cổ động viên Trung Quốc rượt theo và dùng cờ đỏ Trung Quốc cố che lấp các bảng hiệu ủng hộ Tây Tạng. Xô xát mắng chửi xảy ra giữa hai nhóm trước khi cảnh sát can thiệp và ra lệnh cho tất cả phải vào đứng đằng sau hàng rào.

Khi cuộc rước đuốc gần chấm dứt, hai nhóm lại chạm trán nhau. Nhiều nhân chứng cho biết các cổ động viên Trung Quốc đã dùng cán cờ tấn công nhóm ủng hộ Tây Tạng trước khi cảnh sát lại phải xen vào can thiệp.

Tại thành phố Auckland, thuộc nước láng giềng của Úc là Tân Tây Lan, mặc dù không có rước đuốc tại đó nhưng Ðảng Xanh (Green Party) đã tổ chức một buổi biểu tình phản đối bên ngoài lãnh sự quán Úc Ðại Lợi để tỏ tinh thần đoàn kết với những người ủng hộ Tây Tạng tại Canberra. Dân biểu Keith Locke nói rằng nhân dịp ngày Quân lực Úc và Tây Tây Lan 25/4 (Anzac Day), rất thích hợp để người Úc và Tân Tây Lan cùng đứng với nhau để ủng hộ cho quyền làm người của nhân dân Tây Tạng.

Thêm một xấu hổ nữa cho nhà cầm quyền Bắc Kinh khi tại Nhật Bản, cuộc rước đuốc được ấn định vào ngày Thứ Bảy 26/4, sẽ phải khởi đầu tại một bãi đậu xe ở thành phố Nagano, sau khi ngôi chùa danh tiếng 1400 năm, Zenkoji Temple, tuyên bố rút lui không đứng ra làm lễ khai mạc vì lo ngại về an ninh lẫn than phiền của các nhà sư và tín đồ về việc Trung Quốc đàn áp đồng đạo của họ ở Tây Tạng. Thay vào đó, vào buổi sáng trong lúc cuộc rước đuốc xảy ra, họ sẽ đồng cử hành một nghi lễ cầu nguyện cho các nạn nhân Tây Tạng bị Trung Quốc thảm sát vừa qua. Và hai tập đoàn thương mãi bảo trợ cho cuộc rước đuốc cũng rút lui không cho xe mang danh hiệu của công ty mình tham dự.

Theo nhiều nguồn tin địa phương thì hàng ngàn cảnh sát Nhật sẽ được đưa đến Nagano để giữ trật tự, và chính phủ Nhật Bản đã từ chối không cấp chiếu khán nhập cảnh cho toán bảo vệ ngọn đuốc của Trung Quốc.

Sau Nagano thì ngọn đuốc sẽ đến Seoul, Nam Hàn, và tiếp theo sẽ được dễ thở hơn tại thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn, là nơi được kiểm soát rất chặt chẽ, ngay cả khi không có sự kiện gì xảy ra. Do đó, coi như là sẽ không có biểu tình phản đối tại đây.

Nhưng những người biểu tình đang chuẩn bị chờ ngọn đuốc ở chặng đường Nhật Bản.

Khánh Ðăng tổng hợp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.