Chế Độ CSVN Đề Ra Chủ Trương Đàn Áp Chính Trị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

By Bridget Johnson, Columnist
(Khánh Đăng chuyển ngữ)

JPEG - 50.6 kb

Hồi năm ngoái, khi bị hỏi dồn về tình trạng nhân quyền trong chuyến viếng thăm lịch sử đến thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã bác bỏ những cáo buộc về xúc phạm nhân quyền vì “cách suy nghĩ khác nhau” cần phải được hiểu trong cái nội dung của “quá trình và điều kiện lịch sử”.

Nhưng các nhà ủng hộ dân chủ Việt Nam hiểu rất rõ các điều kiện được xếp đặt một cách có hệ thống là giữ im lặng không lên tiếng. Bây giờ thì rõ ràng là có một chỉ thị từ giới lãnh đạo ÐCSVN đã cho biết câu chuyện như thế nào.

Một tài liệu tối mật, vừa mới bị tiết lộ của nhà nước CSVN, thúc giục các cán bộ đảng hãy cảnh giác cao hơn trong nhiệm vụ của họ để “hạn chế sư lan tỏa của các tư tưởng, quan điểm sai trái trong nhân dân trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước”, và làm việc để “chủ động vô hiệu hóa các tổ chức, cá nhân có mưu đồ chống phá đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Tài liệu này có tựa đề “THÔNG BÁO: KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, Về nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị trong tình hình mới.”, được đề ngày 12/9/2007 và phổ biến đến các cơ quan chính quyền các tỉnh và các ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, cùng các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc trung ương, như đã được ghi trong chỉ thị.

Ðược ký và đóng dấu bởi Uỷ viên thường trực Ban bí thư trung ương đảng Trương Tấn Sang, Bộ chính trị ÐCSVN đã gởi ra một số bản sao trên căn bản là tài liệu thu hồi. Nhưng một bản sao của tài liệu này đã được tiết lộ bởi một đảng viên ÐCSVN, đến Ðảng Dân chủ Nhân dân Việt Nam, là đảng luôn tán thành một hệ thống chính trị đa đảng và vì thế bị chế độ CSVN cấm hoạt động.

Ðọc tài liệu này — bản dịch tiếng Anh do Ðảng Dân chủ Nhân dân Việt Nam cung cấp – là một cửa sổ để nhìn vào một chế độ có âm mưu hệ thống hóa để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến nhưng lại sợ hãi sự chú ý cặn kẽ của quốc tế có thể làm hỏng đi những dự tính của họ để được thế giới chấp nhận cho hội nhập vào.

Chỉ thị được đọc, “Chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm”, và than phiền rằng, “Việc lựa chọn thời điểm, đối tượng truy tố, xét xử trong một số vụ án chưa thật hợp lý, thiếu kinh nghiệm xử lý những tình huống bất ngờ, phúc tạp trong xét xử”, và các phiên xử đã, “để các đối tượng phạm tội phản ứng cực đoan, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo….”

“… Ðấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa lâu dài, khó khăn và phức tạp của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh giác hoặc hữu khuynh trong công tác này”

JPEG - 67.8 kb

Sau khi tôi đưa cho Bộ Ngoại giao một bản sao của chỉ thị này, thì một viên chức đã nói, “Chúng tôi không ở trong cái vị trí để xác nhận tính trung thực của tài liệu này”. Viên chức trên, yêu cầu không muốn được nêu tên, đã nhanh chóng nói thêm rằng Hoa Kỳ thường xuyên nêu lên các vấn đề nhân quyền với nhà nước Việt Nam. Nhưng Việt Nam đã được tháo gỡ khỏi danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vào tháng 11/2006, sau khi được coi là đã thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn về nới rộng tự do tôn giáo.

Hãy nói với Cha Lý như thế.

Vào ngày 30/3/2007, Cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục Công giáo đồng thời là chủ bút Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận đã bị kết án 8 năm tù vì các hoạt động ủng hộ dân chủ và tự do tôn giáo. Là một vị lãnh đạo trong phong trào tranh đấu nhân quyền, và không như vài nhà bất đồng chính kiến khác đang ở trong tù, thì Cha Lý được biết là không được phép tiếp khách đến viếng thăm.

Chỉ thị của Bộ chính trị còn ghi rằng, “Công tác thông tin tuyên truyền thiếu sắc bén, chưa kịp thời, chưa tập trung vạch trần một số đối tượng cầm đầu nguy hiểm”.

Ðảng Dân chủ Nhân dân Việt Nam – là một trong những tổ chức đấu tranh dân chủ đã từng gặp gỡ Tổng thống Bush và Phó Tổng thống Cheney trước khi ông Bush đón chào chủ tịch Triết đến Tòa Bạch Ốc hồi năm ngoái – đã chỉ ra cho thấy làm sao mà các quan chức nhà nước Việt Nam có thể cho rằng không có tù nhân chính trị.

“Nếu quả là như vậy, thì chúng tôi không biết các tù nhân chính trị tại Việt Nam là gì, chẳng hạn như Cha Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân, các ông Nguyễn Bắc Truyển (luật sư), Trần Quốc Hiền (nhà bất đồng chính kiến xử dụng internet), Bác sĩ Lê Nguyên Sang, ký giả Huỳnh Nguyên Ðạo, (Chủ tịch Ðảng Thăng Tiến Việt Nam) Nguyễn Phong, (nhà đối kháng) Ðoàn Văn Diên, (các nhà hoạt động công đoàn) Trần Thị Lệ Hồng, Ðoàn Huy Chương cũng được biết qua cái tên là Nguyễn Tấn Hoành, vân vân …”

JPEG - 71 kb

Trên một diễn đàn hỏi và trả lời trên mạng Internet vào tháng 7/2007, vị Ðại sứ Hoa Kỳ lúc đó là ông Michael. Marine đã nói trong phần trả lời về một quan tâm về nhân quyền rằng, “chúng tôi luôn hy vọng rằng chính người dân Viêt Nam cũng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của các quyền tự do căn bản này”.

Người Việt Nam biết tầm quan trọng của các quyền tự do căn bản này; họ chỉ bị ném vào các nhà tù khi họ lên tiếng cho các quyền tự do đó. Và thay đổi sẽ đến khi người dân Việt Nam nhận được sự yểm trợ cho công cuộc đấu tranh của họ.

Bây giờ là lúc để đưa Việt Nam trở lại danh sách Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC), và nên xem xét các biện pháp trừng phạt khác đối với một quốc gia vì sự huỷ diệt có chủ trương của họ, về các quyền làm người căn bản của nhân dân.

****

Vietnamese regime scripts its political oppression
By Bridget Johnson, Columnist
Article Last Updated: 03/17/2008 04:41:07 PM PDT

When pressed last year on human rights during his historic visit to D.C., Vietnamese President Nguyen Minh Triet passed off violations as a “different understanding” that needed to be taken in context of “historical backgrounds and conditions.”

Pro-democracy Vietnamese, however, understand well the conditions in place to systematically keep their voices silent. Now an apparent memo from the top tells the story.

The top-secret, just-leaked Vietnamese government document urges Communist Party officials to become more conscientious in their quest to “limit the spread of false ideas in the population about democracy, human rights, religious freedom, which impacts negatively on the Party and the State foreign policy,” and work “to institute effort to neutralize these organizations and individuals who conspire to maneuver against the country and socialism.”

The document titled “NOTICE: Conclusion of the Political Party, concerning raising the bar of quality and effectiveness in the execution of the political trials in the face of new development” and dated Sept. 12, 2007, was distributed to provincial authorities, party officials and leading technocrats, as noted in the memo.

Signed off and stamped by Standing Secretariat Member Truong Tan Sang, the Politburo sent out numbered copies on a recall basis. Yet a copy of the document was leaked by a Communist Party member to the People’s Democratic Party of Vietnam, which advocates a multi-party system Advertisement and is thus banned by the Vietnamese regime.

Reading the document – the English translation provided by the PDP – is a window into a regime that systematically conspires to silence dissidents and fears international scrutiny could derail its attempts at global acceptance.

“The quality and effectiveness of the execution of the political cases have not met the requirements to enable the struggle to prevent and deal with these crimes,” the memo reads, complaining that “the charges and rulings in a number of cases have not been appropriate” and trials have been “allowing the accused excessive responses.”

“…To fight and defeat the attack plot of the enemy forces is our first line of defense, urgent and immediate.”

After I showed the State Department a copy of the memo, an official responded, “We’re not in a position to confirm the legitimacy of this document.” The official, who asked not to be named, quickly added that the U.S. regularly brings up human-rights issues with Vietnam. But Vietnam was removed from the Countries of Particular Concern list in November 2006 after supposedly meeting benchmarks for expanding religious liberties.

Tell that to Father Ly.

On March 30, 2007, editor of “Freedom of Speech” magazine and Catholic priest Father Nguyen Van Ly was sentenced to eight years in prison for his pro-democracy, pro-religious-liberty activism. A leader in the human rights movement, Father Ly, unlike some other dissidents currently behind bars, reportedly is not allowed to receive visitors.

“The tasks of communication and propaganda have been untimely, lacking in shrewdness,” the Politburo memo states. “They have not been focused on the dangerous principal leaders of the pack.”

The PDP – one of the Vietnamese pro-democracy groups that met with George W. Bush and Dick Cheney before Bush welcomed Triet to the White House last year – pointed out how Vietnamese officials maintain that there are no political prisoners.

“If that is the case, we don’t know what to make of political prisoners in Vietnam such as Father Nguyen Van Ly, lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, (lawyer) Nguyen Bac Truyen, (cyberdissident) Tran Quoc Hien, Doctor Le Nguyen Sang, reporter Huynh Nguyen Dao, (Thang Tien Vietnam party President) Nguyen Phong, (dissident) Doan van Dien, (labor activists) Tran Thi Le Hong, Doan Huy Chuong also known as Nguyen Tan Hoanh, etc.”

On an online question and answer forum in July 2007, then-U.S. Ambassador to Vietnam Michael W. Marine said in response to a human-rights concern that “we remain hopeful that the Vietnamese people themselves will recognize the importance of these basic rights as well.”

Vietnamese know the importance of these rights; they just get tossed in prison when they speak up for those rights. And change will come when the people receive support in their struggle.

It’s time to put Vietnam back on the CPC list, and to consider other punitive measures against the country for its scripted decimation of the basic human rights of its citizens.

Bridget Johnson is a columnist at the Daily News and blogs at insidesocal.com/friendlyfire.
E-mail her at bridget.johnson@dailynews.com.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.