Chuyện Hoang Đường Của Ông Trần Bá Cương, Trương Bá Cần.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 110.6 kb

Khi chuông đồng hồ nhích gần đến 5 giờ chiều ngày Chúa Nhật 27 Tháng Giêng 2008 vừa qua, chúng tôi, một người Công Giáo và 5 tín đồ Phật Giáo thuần thành ngồi bên nhau căng mắt nhìn vào màn hình của chiếc máy điện toán, hồi hộp theo dõi từng phút một những diễn biến được tường trình trực tiếp từ Hà Nội.

Cả 6 người chúng tôi đã trải qua những giờ phút rung động, phấn khởi ngập tràn theo dõi những diễn biến của ngày thứ Sáu lịch sử khi hàng ngàn người Công Giáo với tiếng trống oai hùng của dàn kèn đồng Thượng Thụy tiến công vào Tòa Khâm Sứ giải cứu chị người Mường và luật sư Lê Quốc Quân, cắm cây thánh giá và nhổ phăng đi những biểu tượng của bất công và vô lý.

Và cả 6 người chúng tôi đã trải qua những giờ phút hồi hộp, bần thần khi G giờ nhích dần đến.

Trong những vui buồn, hân hoan, và lo sợ ấy chẳng ai nghĩ đến chuyện mình là Công Giáo là Phật Giáo hay là gì đi nữa. Tất cả đều là người Việt Nam đang chứng kiến cảnh những đồng bào ruột thịt của mình đang dũng cảm đương đầu với những lời lẽ ngông cuồng, đầy hăm dọa, và bạo lực. Tất cả đều là người Việt Nam đang chứng kiến những anh chị em của mình không một tấc sắt trong tay nhưng vẫn can đảm và kiên cường nói lên công lý.

Khi giờ G đã trôi qua được hai giờ, một anh trấn an chúng tôi: “Chắc không có gì đâu”. Một anh khác nói: “Anh em Công Giáo làm rất cừ. Phương thức này Phật Giáo cũng có thể làm tương tự”. Những lời lẽ động viên và khen ngợi chân thành làm chúng tôi xúc động.

Còn nhớ chỉ mấy tháng trước, khi chiến dịch bôi nhọ người Công Giáo rầm rộ hết cỡ với những từ như “Giáo Hội Công Giáo đã bị thuần hóa”, “khiếp nhược” đăng trên trang nhất những từ báo Việt Ngữ, cũng 5 người anh em Phật Giáo này đã thân ái bắt tay chia buồn với chúng tôi. Trong cái thông cảm chân thành của họ, tôi vẫn cảm thấy một nỗi xót xa và tủi nhục. Chính vì thế, tôi rất biết ơn những anh chị em giáo dân Hà Nội, những người đã “rửa mặt” cho Giáo Hội Công Giáo.

Có thể nói không sợ sai lầm rằng những diễn biến, vui mừng, âu lo ở hải ngoại hướng về Hà Nội không chỉ đến từ người Công Giáo mà còn đến từ tất cả những người thiện chí đang ưu tư về tương lai của đất nước.

JPEG - 19 kb
Báo “Công Giáo và Dân Tộc”, một công cụ tuyên truyền của ĐCSVN.

Trong tâm tình đó, chúng tôi thật quá đỗi kinh ngạc khi nhận được những điện thư từ Việt Nam gởi ra về một bài báo của ông linh mục Trương Bá Cần hay Trần Bá Cương nào đó. Không biết ông “cha căng chú kiết” này làm cha thì ít mà làm cán bộ thì nhiều lại sáng tác ra được chuyện hoang đường lạ lùng là những cuộc biểu tình ở Hà Nội đang kéo lui cái nhìn của người Phật Giáo đối với người Công Giáo lại đến hàng thế kỷ!

Trong suốt thời gian 40 ngày của “Lễ Hiện Xuống mới” ở Hà Nội thì cũng thật là 40 ngày của một “Lễ Hiện Xuống mới” ở hải ngoại khi người Phật Giáo và người Công Giáo gắn bó với nhau hơn bao giờ hết trong những cuộc biểu tình, những đêm thắp nến, những buổi ký thỉnh nguyện thư khi màu áo Cà Sa của các vị sư sát cánh với áo lễ các linh mục trước bàn thờ Tổ Quốc. Ông Trương Bá Cần lúc đó đang ở đâu? Chắc ông đang ở Việt Nam nên mới có gan bày đặt ra “chuyện lạ bốn phương” khủng khiếp như thế.

“Chuyện lạ bốn phương” ấy rất hợp ý với đảng của ông, với những kẻ đang lo sợ khi các tôn giáo đoàn kết bên nhau để cùng nói lên những lời kêu đòi công lý. Nhưng tiếc cho những kẻ ấy đó chỉ là chuyện hoang đường thần thoại không có thật.

Có người nói với chúng tôi rằng ông Trương Bá Cần thường tự nhận mình là “nhà sử học”. Tôi thật kinh hoàng khi nghe điều ấy. Chuyện đang xảy ra, ông ta còn bịa đặt trắng trợn như thế thì những chuyện bao nhiêu năm về trước ngài còn xạo đến cỡ nào. Cái tên của ông: Trương Bá Cần, Trần Bá Cương đã “nhiều đường lắt léo” nói xuôi nói ngược đều được, đủ cho thấy tay này thật là “bán trời không văn tự”. Bán trời có lẽ chưa thấy nhưng bán Chúa thì chắc bán nhiều lần rồi. Còn bán đứng anh em thì cứ coi cái bài ông ta viết trên số 1644 chắc cũng đủ rõ.

Có lẽ các linh mục ở Việt Nam nên kiến nghị Tòa Thánh “dứt phép thông công” ông này nếu không thì thật là làm xấu hổ cho hàng ngũ các linh mục và cho cả Giáo Hội Việt Nam.

Nguyễn Việt Nam
(Dòng Chúa Cứu Thế)

****

Tòa Khâm Sứ: Thắp Nến cho Công Lý

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…