Chớ Coi Khinh Dân Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cộng Sản Việt Nam lên tiếng phản đối Ðài Loan cho máy bay đáp thử xuống phi trường trên đảo Thái Bình ở Trường Sa. Nhưng từ năm 1974, khi Trung Cộng chiếm trọn các hòn đảo ở Hoàng Sa, và gần đây họ xây phi trường, làm khách sạn trong vùng Hoàng Sa thì chính quyền cộng sản không dám nói một lời nào cả! Ðến khi người dân Việt lên tiếng phản đối việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Việt Cộng lại còn cấm các thanh niên không được biểu tình! Liệu người Việt chúng ta phải ngậm miệng im lặng cho đến bao giờ?

JPEG - 75.1 kb

Sau khi các thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ Việt Nam đi biểu tình phản đối trước tòa đại sứ Trung Quốc về vấn đề họ chiếm Hoàng Sa, chúng ta được nghe những ý kiến của hai nhân vật tiêu biểu. Một là ông Phạm Thế Duyệt, người đang làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc, vẫn thuộc hàng lãnh đạo trong Ðảng. Người thứ hai là ông Lê Hồng Hà, một cựu đảng viên đã nhiều lần phê phán đảng Cộng Sản và đòi dân chủ hóa. Hai người ở địa vị và lập trường khác nhau, nhưng họ lại đồng ý với nhau ở một điểm. Ông Phạm Thế Duyệt thì tất nhiên bảo cả nước cứ để đó đừng biểu tình phản đối Trung Quốc làm gì, mọi chuyện đã có đảng Cộng Sản lo liệu. Trong một cuộc điện đàm với một đảng viên khác, hỏi đến vấn đề nào ông Duyệt cũng có câu trả lời sẵn sàng cho cả Bộ Chính Trị: “Biết chứ sao không biết! Làm chứ ai lại không làm! Nhưng phải từ từ, phức tạp lắm, vội vàng đâu có được!” Ðó là lối trả lời người dân Việt đã nghe suốt nửa thế kỷ nay, về bất cứ vấn đề nào! Nếu có ai hỏi một ông lãnh đạo Ðảng về chuyện chống tham nhũng, ông cũng có thể trả lời giống hệt như vậy! Ðó là thái độ của những người quen đóng vai “cha chú.” Lúc nào họ cũng coi người khác như đám con nít cần được vỗ về nhưng sau cùng đã là trẻ con thì không hiểu gì hết, không thể coi là ngang hàng với mình được. Ðó là thái độ của những tất cả các chính quyền độc tài. Cuộc trò chuyện qua điện thoại của ông Phạm Thế Duyệt đã được thu băng và phân phát trên các mạng lưới Internet.

JPEG - 3.6 kb
Ông Lê Hồng hà.

Còn ông Lê Hồng Hà, trong một cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ được thu hình và phân phối trên mạng lưới, ông tỏ ý hoan nghênh giới sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ biểu tình tỏ thái độ chống Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa. Nhưng ông lại khuyên giới sinh viên phải kiên nhẫn, không nên phản đối chính quyền cộng sản, vì lúc này mọi người cần đoàn kết chứ không nên chống đối. Theo ông, cả người dân lẫn chính quyền đều có một kẻ thù chung là Trung Quốc đang xâm lấn đất đai, cho nên khi đứng trước kẻ thù chung thì trong nhà không nên chia rẽ với nhau.

JPEG - 10.5 kb
Phạm Thế Duyệt.

Chúng ta không ngạc nhiên trước ý kiến của ông Phạm Thế Duyệt. Ông ở địa vị một người có chức có quyền, dù uy quyền không lớn như khi còn ngồi trong Bộ Chính Trị nhưng vẫn phải bảo vệ lẫn nhau theo thói ăn cây nào rào cây ấy. Ðiều đáng ngạc nhiên là thái độ kêu gọi “đoàn kết” của ông Lê Hồng Hà, một người thường bất đồng ý kiến với giới lãnh đạo đảng Cộng Sản trên nhiều vấn đề khác. Tại sao ông kêu gọi bảo vệ những người đang cầm quyền như vậy?

Chỉ có thể giải thích rằng ông Lê Hồng Hà vẫn giữ một thói quen rất cũ của người Việt mình: Dù sao thì trong nhà đóng cửa bảo nhau vẫn hơn. Ðây là một cách cư xử rất tốt, giữa anh em, vợ chồng, có khi giữa cha mẹ và con cái, khi mọi người liên hệ đều hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng khi phải đối xử với những người “không biết điều” và lúc nào cũng đóng vai cha chú thì thái độ nhường nhịn không ích lợi gì mà chỉ khuyến khích họ tiếp tục thái độ độc đoán, bất chấp dư luận và tiếp tục những chính sách sai lầm mà họ đã phạm. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội bán đứng các quần đảo của nước ta cho Trung Quốc từ nửa thế kỷ trước, bằng thái độ thần phục và ủng hộ Bắc Kinh khi họ xâm chiếm đất đai nước ta trên mặt biển. Các cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức Việt Nam là để phản đối Trung Quốc, và đòi hỏi chính quyền cộng sản phải tỏ thái độ nghiêm khắc, cứng rắn hơn, chứ chưa ai đòi lật đổ chính quyền có tội đó. Người dân Việt Nam có những quyền lợi khác với đảng Cộng Sản. Họ không cần tình nghĩa “đồng chí anh em” với Cộng Sản Trung Quốc, không muốn nhường cho Trung Quốc một tấc đất nào. Bắt người dân phải “đoàn kết” với những kẻ phạm tội là điều vô lý. Chấp nhận cho đảng Cộng Sản tiếp tục với đường lối chuyên chính, để họ tiếp tục kêu gọi tình “đồng chí anh em” với cộng sản Trung Quốc, cho đến bao giờ họ “nhường” hết cả nước này cho các đồng chí của họ hay sao? Thử tưởng tượng sau khi biết ông Bùi Tiến Dũng đánh cá mất 2 triệu đô la tiền công quỹ, có ai còn muốn “đoàn kết” với ông ta, để yên cho ông ta cầm tiền đi đánh bạc tiếp, hy vọng lúc vận đỏ sẽ lấy lại được số tiền đã mất hay không?

Một thanh niên Việt Nam mới viết trên mạng lưới tâm sự của một người bị đánh lừa. Thanh niên này tự giới thiệu ông nội anh đã đi lính Cộng Hòa, thân phụ anh đã đi bộ đội trong cuộc chiến Campuchia. Anh nhớ lại ngày xưa anh đi học vẫn được các thầy cô dạy lời của đảng Cộng Sản rằng: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em, sông liền sông, núi liền núi. Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn, đã cưu mang chúng ta, nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc hay thuộc về ta cũng vậy thôi. Khi nào chúng ta muốn thu hồi thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng trao lại!”.

JPEG - 70.2 kb

Ðảng Cộng Sản coi dân chúng Việt Nam tất cả vẫn là trẻ con cho nên mới có lối giáo dục như vậy. Chúng tôi đoán rằng ông Lê Hồng Hà không phải là người nhẹ dạ cả tin, vì ông đã có kinh nghiệm sống với cộng sản. Thái độ hòa hoãn, “đoàn kết” của ông là thói quen lâu đời của người Việt từ thời kháng chiến chống Pháp. Những năm 1945, 1946 nhiều người Việt Nam cũng nghĩ như vậy. Bao nhiêu người đã hy sinh ý kiến, hy sinh quan điểm, quyền lợi riêng của mình để “đoàn kết” với đảng Cộng Sản Ðông Dương, vì nghĩ rằng phải đoàn kết để chống Pháp. Các lãnh tụ cộng sản đã lợi dụng tấm lòng tốt đó để tiêu diệt bao nhiêu chiến sĩ cách mạng có khuynh hướng quốc gia, không theo cộng sản. Ðảng Cộng Sản đã lợi dụng lòng yêu nước của người Việt để thúc đẩy toàn dân hy sinh; trong lúc đó các lãnh tụ đảng chỉ lo củng cố quyền hành, tiêu diệt “trí phú địa hào,” và bao nhiêu người vô tội khác trong lúc cả nước còn lo đánh Pháp. Người Việt Nam còn phải “đoàn kết” với họ cho tới bao giờ?

Ðối với người dân bình thường cũng như đối với các đảng viên cộng sản cấp dưới, thì lúc nào nhóm cầm quyền cũng dùng một luận điệu như lối ông Phạm Thế Duyệt nói: Ðể yên cho các cụ lo! Bạn thanh niên kể trên thuật lại khi anh tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng thì “công an ngăn cản chúng em không cho đến gần tòa lãnh sự Trung Quốc.” Một anh công an cũng nói y như ông Duyệt: “Vấn Ðề Hoàng Sa và Trường sa đã có nhà nước lo.” Tức là cứ khoán trắng mọi việc cho Ðảng và nhà nước, dân chỉ một việc cúi đầu nghe. Nếu dân không chịu, sẽ được nghe những lời đe dọa: “Các anh tụ tập phản đối như vậy là bất hợp pháp đấy nhé!”

Người Việt Nam đã nghe những luận điệu như vậy từ nửa thế kỷ qua. Bây giờ dân mình đã khôn ra. Thứ nhất là người ta không tin nữa. Thứ hai là người ta không sợ nữa. Các ông lãnh tụ cộng sản đừng coi khinh dân Việt Nam. (Người Việt;Friday, January 25, 2008)

Ngô Nhân Dụng

JPEG - 141.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…