Thư Lên Tiếng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 11.9 kb

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
2530 Berryessa Rd #234, San Jose, CA 95132, USA.
Tel:(408) 347-8830; Email:lienlac@viettan.org

****

Ngày 27 tháng 11 năm 2007

Thư Lên Tiếng

Lên án phiên tòa CSVN xét xử Luật sư Lê Thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn Văn Đài tại Hà Nội, và việc nhà cầm quyền CSVN đàn áp các nhà Dân chủ tham dự phiên tòa này.

Ngày 27 tháng 11 năm 2007, nhà cầm quyền CSVN đã kết án Luật sư Lê Thị Công Nhân 3 năm tù ở và 3 năm quản chế, Luật sư Nguyễn Văn Đài 4 năm tù ở và 4 năm quản chế vì những hoạt động đấu tranh cho tự do và dân chủ, đặc biệt là đòi hỏi quyền tự do ngôn luận và sinh hoạt đa đảng tại Việt Nam. Công an CSVN cũng đã xách nhiễu, ngăn chận tối đa các thân nhân của những người bị đem ra xét xử được vào tham dự phiên tòa. Chỉ có bà Trần Thị Lệ là mẹ của Luật sư Lê Thị Công Nhân và bà Vũ Minh Khánh là vợ của Luật sư Nguyễn Văn Đài là được phép tham dự. Các phóng viên ngoại quốc và các nhân viên sứ quán tây phương chỉ được cho phép quan sát trong một căn phòng cách ly chứ không được tham dự trực tiếp.

Trong phiên tòa xử này, Luật sư Nguyễn Văn Đài đã phát biểu “Tôi đòi hỏi dân chủ, tự do và đa đảng để người dân Việt Nam có thể hành xử quyền được tự do lựa chọn đảng nào lãnh đạo đất nước”. Luật sư Lê Thị Công Nhân cũng đã tuyên bố “Tôi tin tưởng vào quyền tự do ngôn luận. Ngay lúc này tôi lên tiếng cho quyền tự do ngôn luận vì đó là quyền tự do căn bản”.

Trong khi phiên tòa đang diễn ra thì bên ngoài CSVN đã huy động hơn 150 công an để đàn áp, đánh đập và bắt giữ nhiều người. Trong số những người bị hành hung có Luật sư Lê Quốc Quân và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Những người bị công an bắt giải về đồn gồm có Luật sư Lê Quốc Quân, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, ông Lê Ái Quốc và ông Phạm Văn Trội.

Trước đó, vài trăm đồng bào, trong đó có bà con dân oan và các nhà đấu tranh dân chủ, đã chia ra nhiều nhóm kéo về tụ tập chung quanh địa điểm tòa xử để hỗ trợ cho Luật sư Lê Thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn Văn Đài. Công an CSVN đã ngăn chận và ép buộc tất cả mọi người phải ở cách tòa án 300 mét. Hai chị em gái của Luật sư Lê Thị Công Nhân đã bị công an áp giải lên xe và chở ra khỏi khu vực tòa án. Trong khi đó tại Sài Gòn, công an đã bắt giữ nhà dân chủ Đỗ Nam Hải suốt 6 tiếng đồng hồ nhằm ngăn chận không cho ông ra Hà Nội tham dự phiên tòa xét xử.

Sự kiện nhà cầm quyền CSVN kết án Luật sư Lê Thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn Văn Đài vì những hoạt động xây dựng tự do và dân chủ cho Việt Nam, việc công an CSVN cô lập, ngăn chận, hành hung những công dân Việt Nam muốn tham dự phiên tòa một cách ôn hòa và hợp pháp cho thấy rằng:

1. Hệ thống pháp lý của CSVN vẫn tiếp tục là một công cụ để phục vụ chế độ độc tài, xét xử công dân Việt Nam bằng một hệ thống và tiến trình đầy bất công, chà đạp lên những quyền căn bản nhất của con người;

2. Hệ thống công an, là một công cụ phục vụ quyền lợi đảng CSVN, vẫn tiếp tục đứng trên luật pháp để tước đoạt những quyền căn bản nhất của công dân Việt Nam, trong đó có quyền tham gia, theo dõi một phiên tòa xét xử.

Trước những sự kiện và tình trạng này, đảng Việt Tân:

1. Cực lực lên án kết quả của phiên tòa và kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước, các tổ chức đấu tranh dân chủ tiếp tục nỗ lực vận động khắp nơi để áp lực đòi CSVN phải trả tự do tức khắc cho Luật sư Lê Thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn Văn Đài, cũng như tất cả những nhà đấu tranh dân chủ khác đang bị CSVN giam giữ.

2. Bày tỏ sự ngưỡng phục tinh thần dũng cảm của hai nhà dân chủ kiên cường là Luật sư Lê Thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn Văn Đài đã không khuất phục trước guồng máy bạo quyền. Đây là tấm gương sáng chói và là biểu tượng kiên cường của phong trào dân chủ Việt Nam.

3. Chia sẻ những khó khăn và thử thách mà gia đình, thân nhân của Luật sư Lê Thị Công Nhân và Luật sư Nguyễn Văn Đài đang phải trải qua và kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ cho gia đình, thân nhân của hai nhà dân chủ đang bị tù đày vượt qua mọi khó khăn.

Kêu gọi tất cả mọi công dân Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể yêu chuộng tự do và dân chủ hãy đồng tâm xiết chặt tay nhau, dốc sức gia tăng mọi nỗ lực đấu tranh để giải quyết tận gốc rễ mọi sự bất công, độc tài đang diễn ra trên quê hương Việt Nam.

Ngày 27 tháng 11 năm 2007
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc:

- Đặng Thanh Chi: +1 (408) 228 4892
- Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470 1678

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài
Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ
Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.