Đại diện nạn nhân Formosa gặp gỡ Bộ Ngoại Giao và Bộ Kinh Tế Đài Loan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đến từ Giáo Phận Vinh, đại diện cho Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Thảm Họa Ô Nhiễm Biển Miền Trung, LM Nguyễn Đình Thục đã có 2 cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao và Bộ Kinh Tế Đài Loan hôm 8 tháng 12 để trình bày về thiệt hại của hàng trăm ngàn nạn nhân Formosa, thiệt hại môi trường biển Miền Trung và yêu cầu Chính Phủ Đài Loan can thiệp.

JPEG - 42.7 kb

Trong buổi điều trần và họp báo hôm 5 và 6 tháng 12 tại Quốc Hội Đài Loan, LM. Nguyễn Đình Thục đã trình bày rõ với dư luận và chính phủ Đài Loan rằng nhiều người dân Việt Nam không muốn Formosa tiếp tục hoạt động tại Việt Nam. Buổi gặp gỡ hôm nay với 2 Bộ của Chính phủ Đài Loan xoáy vào thảo luận chi tiết những yêu cầu từ Ban hỗ trợ nạn nhân thảm hoạ ô nhiễm biển Miền Trung:

– Buộc Formosa công khai những chất độc đã thải ra biển và có giải pháp dọn dẹp biển Miền Trung

– Có những đền bù thỏa đáng với nạn nhân Formosa

– Bảo đảm kế hoạch giám sát công ty Formosa để Formosa công khai cải tiến công nghệ xử lý chất thải để bảo đảm trong sạch môi trường.

Chính sách Hướng Nam của Chính Phủ Đài Loan được Bộ Ngoại Giao và Bộ Kinh Tế thực hiện, nên những vấn đề ảnh hưởng đến chính sách này được họ quan tâm.

Trong chuyến vận động LM Nguyễn Đình Thục cũng đã trao đến văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan kiến nghị của 46 tổ chức Việt Nam, Đài Loan và một số tổ chức bạn trong vùng quan tâm đến thảm họa. Những buổi làm việc tại Đài Loan đặc biệt được sự ủng hộ từ Dân Biểu Tô Trị Phần, người đã từng đến Hà Tĩnh hôm tháng 8 để tìm hiểu về thảm họa; LM Nguyễn Văn Hùng, đại diện Văn phòng trợ giúp công nhân và cô dâu Việt Nam Đài Loan cùng với các đối tác NGOs Đài Loan như Uỷ Ban Luật Sư Môi Trường.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chiến tranh biên giới phía Bắc. Ảnh chụp từ báo Lao Động

Bốn tư lệnh Quân khu 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc?

Quân khu 2 là địa bàn được lịch sử cận đại nhắc đến qua 2 chiến dịch quân sự lớn: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc 7/5/1954; Cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Vị Xuyên-Hà Giang suốt từ năm 1979-1989.

Địa bàn Quân khu 2 này cũng đã chứng kiến nhiều cái chết bất thường của các vị tướng từng gắn bó với mảnh đất Quân khu 2 nói chung và Hà Giang nói riêng. Xin được liệt kê ra đây một số trường hợp…

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.