Thỉnh Nguyện Thư của Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HIỆP HỘI THÔNG CÔNG TIN LÀNH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
(Vietnamese People’s Evangelical Fellowship)
Văn phòng HPEF,Tổ 10, Phường Hoa lư ,TP.Pleiku,Gialai ĐT:0939726405
Email: vpef.vn.2007@gmail.com

— o0o —

Việt Nam ngày, 19/09/2007

THỈNH NGUYỆN THƯ

****

Kính gửi:

- Ngài Tổng thống Bush
- Ngài Christopher Hill
- Ngài Chris Smith
- Bà Zoe Lofgren

Chúng tôi rất thất vọng và lấy làm tiếc khi bản báo cáo nhân quyền và tự do tôn giáo của Bộ ngoại giao Hoa kỳ mới được phổ biến.

Theo bản báo cáo phúc trình về tự do tôn giáo và nhân quyền năm 2007 của Bộ ngoại giao Hoa kỳ cho rằng Chính phủ Việt Nam, “tôn trọng tự do nhân quyền và hoạt động tôn giáo (ở Việt Nam) vẫn đang có các bước cải thiện quan trọng”.

Nhưng nói chính xác hơn tình hình tôn giáo ở tại Việt nam được tôn trọng đối với các trung tâm thành phố lớn như: Nhà thờ Đức Bà ở Sài gòn, Nhà thờ Kim Sơn ở Hà Nội hoặc Chùa Thiên Mụ ở Huế, còn các khu vực tỉnh lẻ như các tỉnh cao nguyên trung phần thì sao…? Công an bộ đội vẫn tiếp tục kiểm soát các hoạt động đối với các Hội thánh tin lành các nhóm sắc tộc thiểu số, thậm chí chính quyền sở tại còn cưỡng ép ngăm đe cản trở đánh đập đối với các lãnh đạo Hội thánh địa phương.

Sau khi bản báo cáo phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa kỳ được công bố trên các phương tiện truyền thông báo chí, thì vào lúc 12h45 ngày 19/09/2007, công an thành phố Pleiku cưỡng ép 4 truyền đạo có tên “Y Hoan, Y Bunh, Y Theh, Y Huich” lên thẩm vấn sách nhiễu, kiểm tra máy điện thoại ghi lại các số đã lưu trong máy điện thoại của ông y Hoan.

Cũng xin nhắc lại sau khi bản thông cáo báo chí của Hiệp hội thông công tin lành các dân tộc Việt Nam được gửi đi, vào ngày 26/08/2007, công an PA38 tỉnh Gialai cưỡng ép các Mục sư lãnh đạo đại diện các sắc tộc có tên “ mục sư SiuHyom, Mục sư Ymnói, phải làm cam kết ly khai ra khỏi hiệp hội thông công tin lành các dân tộc Việt Nam.

Vào ngày 18/08/2007 Công an huyện Chư sê phối hợp với công an xã Iapét giải tán Hội thánh tin lành làng PleiBrê, cùng ngày công an các huyện, Đâkcơ, Đâkđoa, cấm các các tín đồ không được quan hệ giao tiếp với Mục sư của mình.

Vào ngày 03/09/2007. công an huyện Đâkđoa phối hợp công an xã Iapét cưỡng ép 10 mục sư – truyền đạo có tên “ Y Hoa, Y Thô, Y Huệ, Y Đah, Y Bắp, Y Byaih, Y Gát, Y Gum, Y Jo, Y Theh,lên trụ sở xã Iapét thẩm vấn bắt ép ký văn bản ly khai ra khỏi mục sư lãnh đạo, công an cưởng ép 9 người buộc phải ký vào văn bản ly khai vì họ quá sợ, khi thấy Msnc Y Hoa bị công an đánh vào miệng chảy máu. Cũng trong ngày này tại Hội thánh tin lành làng PleiBlo cũng bị công an cưỡng ép đến trụ sở xã Iapét ký văn bản ly khai giống 10 trường hợp ở trên.

Vào ngày 08/08/2007 msnc RơchămThẻh đang theo học lớp mục vụ tại Sài gòn phải về lại tại Làng Pleikách với lý do tín đồ chết, cho nên Msnc Thẻh phải về làm lễ an táng, sau khi làm lễ an táng xong Msnc Thẻh trở lại Sài gòn tiếp tục học lớp mục vụ, trên đường xuống lại Sài gòn gặp công an Gialai gác tại trạm km110 địa phận giáp ranh giữa hai tỉnh Gialai – Đăklăk thì bị công an lột áo quần làm nhục.

Lúc 8h30 ngày 09/09/2007, công an thành phố Pleiku tổ chức khoản 400 tín đồ theo đạo tin lành tại Làng pleimơnú thuộc xã Chư Á, dùng báo chí bôi nhọ vu khống đấu tố chúng tôi, trong khi đấu tố “ công an thành phố Pleiku thông báo cho dân chúng nếu thấy chúng tôi ở nhà người nào mà không báo cáo cho chính quyền biết thì sẽ bị chính quyền bắt” . Trong năm 2006 – 2007 chính quyền tĩnh Gialai đã nhiều lần đăng báo bôi nhọ vu khống đánh phá hạ uy tín người lãnh đạo và chia rẽ phá hoại các Hội thánh địa phương, bên cạnh công an PA38 tỉnh Gialai lập chốt canh gác cô lập không cho ai đến tiếp xúc với chúng tôi, công an thành phố Pleiku đã thu giữ nhiều phương tiện đi lại cũng như tài sản của các mục sư – truyền đạo khi họ ghé thăm chúng tôi.

Chúng tôi cũng đặt vấn đề về Thượng Tọa thích Quảng Độ và GHPGVN thống nhất đã bị các cơ quan báo chí truyền thông nhà nước cộng sản Việt nam vu khống bôi nhọ, trong khi Thượng Tọa Thích Quảng Độ đang làm công tác từ thiện giúp đồng bào dân oan đi khiếu kiện đòi lại đất đai và quyền lợi của mình.

Một số bằng chứng vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo được nêu ở trên, căn cứ vào bản báo cáo phúc trình về tự do tôn giáo và nhân quyền Việt nam 2007 của Bộ ngoại giao Hoa kỳ là chưa được chính xác. Chúng tôi cần sự quan tâm đặc biệt của các chính khách đối với tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện nay.

Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ 8 dân biểu có tên sau đã tích cực đấu tranh bảo vệ tự do tôn giáo và nhân quyền cho Việt nam, chúng tôi rất cảm ơn tinh thần và trách nhiệm của 8 dân biểu có tên trong thỉnh nguyện thư này,

Zoe Lofgren
Dân biểu Quốc Hội

Loretta Sanchez
Dân biểu Quốc Hội

Frank Wolf Trent Franks
Dân biểu Quốc Hội

Jeff Fortenberry
Dân biểu Quốc Hội

Chris Smith
Dân biểu Quốc Hội

Tom Davis
Dân biểu Quốc Hội

Trent Franks
Dân biểu Quốc Hội

Dana Rohrbacher
Dân biểu Quốc Hội

Qua thỉnh nguyện thư này, chúng tôi muốn nói với quí Ngài rằng “ Chúng tôi đang bị đàn áp tôn giáo và mất quyền tự do “ chúng tôi cần sự giúp đỡ của quí ngài!

Nếu quí ngài cho rằng chính quyền cộng sản Việt nam có tiến bộ về tự do tôn giáo và nhân quyền ! Vậy xin quí ngài có thể đặt vấn đề với chính phủ Việt nam và được gặp các nhà đấu tranh dân chủ các lãnh đạo tôn giáo, Lm. Phan Văn lợi, Lm. Chân Tín, TT.T Quảng Độ, TT.TT.Minh hoặc một số nhà lãnh đạo tôn giáo thuần túy khác và sẽ nghe họ nói những gì..? và cũng xem thái độ phản ứng của chính quyền Việt nam như thế nào..?

Chúng tôi thay mặt cho Hiệp hội thông công tin lành các dân tộc Việt nam xin trân trọng kính gửi thỉnh nguyện thư này lên quí ngài, và cũng xin quí ngài xem thỉnh nguyện thư này giống như những lời kêu cứu của những người dân bị áp bức đang sống trên một quốc gia bị mất quyền tự do.

Ms.Y-Djik Ms.(Tổng thư ký)
Nguyễn Công Chính (Chủ tịch)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.