Nhân Quyền Và Tự Do Là Của Dân, Không Phải Của Nhà Nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cổ nhân ta thường khuyên khi ta không tự chế được sự tức giận thì trí ta sẽ mất khôn và dễ đưa ta đến việc làm xằng bậy để bị người khinh. Việc này đã xẩy ra cho Cộng sản Việt Nam khi họ phản ứng về Báo cáo về tình hình Tự do Tôn giáo tại Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Dự luật Nhân quyền vừa được Hạ Viện Mỹ thông qua.

Trước hết, trong Báo cáo về tình hình Tôn giáo của Việt Nam, Bộ Ngoại giao thừa nhận đã có những tiến bộ đáng kể về tự do tín ngưỡng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đối với quyền tự quản trị của các Tôn giáo. Nhà nước vẫn kiểm soát hoạt động của các Tôn giáo và chỉ nhìn nhận tính hợp pháp của những Tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

BMP - 80 kb

Quyển bộ nhiệm các Giám mục Công giáo vẫn phải được Nhà nước đồng ý, các tu sinh phải qua kiểm soát lý lịch và phải học chủ nghĩa Cộng sản. Tài sản của các Giáo hội bị nhà nước tịch thu sau 1954 ở miền Bắc và sau tháng 4/1975 ở trong Nam vẫn chưa được trả lại. Trong khi phái Tin Lành trên Tây Nguyên vẫn bị làm khó dễ và bị nghi ngờ là tổ chức chống nhà nước như Tin lành Dega của đồng bào Thượng.

Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Qủang Độ vẫn bị gạt ra ngòai vòng pháp luật và liên tục bị ngăn cấm hoạt động.

Từ tháng 7/2007, Giáo hội này đã bị kiểm soát gắt gao vì có những hoạt động ủng hộ các cuộc biểu tình đòi công bắng và bồi thương của dân oan từ Nam ra Bắc. Báo chí Nhà nước, đặc biệt các báo của Bộ Công an (Công an và Công an Nhân dân), Thông tấn Xã Việt Nam và Quân đội Nhân dân đã liện tục viết bài bôi nhọ đích danh Hòa thượng Thích Qủang Độ như gọi Ngài là người “gỉa tu hành’ và có nhiều tham vọng chính trị.

Lê Dũng, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích Báo cáo của Mỹ “vẫn còn những đánh giá chưa khách quan và thiếu chính xác”.

JPEG - 35.9 kb

Trong khi Hà Yên của Báo Nhân Dân phê phán: “ Thiết nghĩ, để có đánh giá thật sự khách quan và nghiêm túc về tự do tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian qua, cần phải nhận thức rằng, vấn đề này trở nên rùm beng lâu nay chỉ là kết quả của các chiến dịch “tuyên truyền” đầy ác ý do một nhóm phần tử cực đoan tiến hành nhằm thực hiện mưu đồ sử dụng tôn giáo làm phương tiện hoạt động chính trị chống phá quá trình phát triển ổn định của Việt Nam, xuyên tạc, bôi nhọ tình hình ở Việt Nam…”
“…Cần khẳng định rằng, thực chất một số diễn biến vừa qua ở Việt Nam là do một số phần tử cơ hội chính trị đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để phục vụ ý đồ đen tối của họ. Các phần tử cơ hội chính trị đó còn được những kẻ có cùng tham vọng ở nước ngoài hà hơi, tiếp sức nhằm gây rối, cản trở sự phát triển ổn định của đất nước Việt Nam. Mưu đồ đen tối đã thúc đẩy các phần tử này tiến hành nhiều hoạt động vi phạm pháp luật. Họ đã chà đạp lên yêu cầu đạo đức của tín đồ, đi ngược lại đức tin, thậm chí còn hung hăng, chống đối chính quyền như hoạt động của Thích Quảng Ðộ và đồng bọn đã tiến hành gần đây; hay hoạt động chống phá đất nước của cái gọi là “Tin lành Ðề-ga” mà đa số tín đồ và chức sắc Tin lành không đồng tình…”
(Nhân Dân, 18-09-07)

Bài viết của cán bộ Hà Yên cũng “chưa khách quan và thiếu chính xác”. Nếu Nhân Dân ngay thẳng thì không bao giờ lại hồ đồ chụp mũ những ai chống đối CSVN tiếp tục kìm kẹp tự do Tôn giáo là “một nhóm phần tử cực đoan”, có “mưu đồ sử dụng tôn giáo làm phương tiện hoạt động chính trị chống phá quá trình phát triển ổn định của Việt Nam, xuyên tạc, bôi nhọ tình hình ở Việt Nam..” Nếu CSVN biết họ là ai thì cứ việc viết thẳng ra, làm gì phải úp mở, ném đá giấu tay. Nhưng khi vu khống các hoạt động đi thăm dân biểu tình kêu oan và giúp đỡ những người này của một bậc chân tu có úy tín Quốc tế như Hòa thượng Qủang Độ là phần tử “cơ hội chính trị”, “có mưu đồ đen tối” hay có hoạt động “chống đối chính quyền” là người Cộng sản đã tự bôi tro, trát trấu vào mặt mình.

Nhưng thái độ cường điệu của những ngôn từ đao to búa lớn không che dấu được sự thật là đảng Cộng sản Việt Nam đang đàn áp những nhà tu hành không chịu khuất phục trước cường quyền, không chịu để quyền tự do tôn giáo cho nhà nước kiểm soát, hay coi đó như một đặc ân.

Vì vậy khi Hà Yên kết luận bài viết “Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa qua đã không thể hiện đầy đủ thiện chí và trong một số trường hợp, dẫn chứng mà Báo cáo đưa ra chỉ dựa trên việc thu thập các thông tin đã bị bóp méo, xuyên tạc sự thật” thì chính Hà Yên đã lột áo đảng cho người xem lưng.

DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN

Việc thứ hai xẩy ra có liên quan đến Dự luật. Cổ võ cho việc Cải thiện tình hình Nhân quyền ở Việt Nam của Dân biểu Cộng hòa Chris Smith, Tiều bang New Jersey và một số Dân biểu của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa được Hạ viện chấp thuận hôm 18-9 (2007).

Bằng số phiếu 414 thuận, 3 phiếu chống, Dự luật ngăn cấm Hành pháp Mỹ không được gia tăng viện trợ “không nhân đạo” cho Việt Nam trong tương lai chừng nào tình trạng nhân quyền ở Việt Nam chưa có tiến bộ.

Dự luật đòi hỏi Việt Nam phải thả hết các tù nhân chính trị và tôn giáo; tôn trọng quyền tự do tôn giáo; trả lại tài sản tịch thu của các Giáo hội; tôn trọng nhân quyền của đồng bào dân tộc thiểu số; cho phép tiếp tục các chương trình tị nạn và chấm dứt tình trạng buôn người.

Dự luật này, nếu được Thượng viện đồng ý trở thành Luật thì một ngân khỏan 4 triệu Mỹ kim sẽ được dành ra trong 2 năm giúp cho các tổ chức và cá nhân hoạt động cổ võ nhân quyền, dân chủ và tự do ở Việt Nam có phương tiện hoạt động. Ngoài ra một ngân khỏan 10 triệu Mỹ kim cũng được dành giúp canh tân hệ thống phát thanh của Đài Á Châu Tự do để chống lại nạn phá sóng của Việt Nam.

Viện trợ không nhân đạo của Mỹ cho Việt Nam năm 2007 được khỏang từ 8 đến 12 triệu Mỹ kim trong khi viện trợ cho các chương trình nhân đạo như chống HIV-AIDS không bị cắt đứt bởi Dự luật này.

Dân biểu Smith nói rằng Dự luật này được đưa ra đề trả lời cho chiến dịch Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông nêu ra 3 trường hợp điển hình bị CSVN bắt bỏ tù như Linh mục Nguyễn Văn Lý và hai Luật sư trẻ Nguyền Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.

PHẢN ỨNG

Lê Dũng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, một lần nữa dược lệnh phản ứng: “Việt Nam mạnh mẽ phản đối cái gọi là Dự luật nhân quyền Việt Nam 2007. Dự luật này đã đưa ra những thông tin hoàn toàn sai trái về tình hình Việt Nam, ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển tích cực hiện nay của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.”

Dũng còn nó: “ Nhân dân Việt Nam đã kiên trì đấu tranh trong nhiều thập kỷ vừa qua để giành lại các quyền độc lập, tự do và dân chủ. Hiến pháp Việt Nam quy định rõ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm tất cả các quyền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân sự của nhân dân, trong đó có các quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, báo chí, thông tin, hội họp, lập hội.”
“ Sau 20 năm đổi mới, với sự hưởng ứng và đóng góp tích cực của mọi người dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, phát huy dân chủ, nâng cao mức sống và bảo đảm các quyền và tự do của nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.”

Nếu mọi chuyện đã diễn ra như Dũng nói thì Hạ Nghị Viện Mỹ chấp thuận Dự luật Nhân quyền để làm gì? Chẳng nhẽ 414 Nhà Lập pháp Mỹ không thấy rõ đâu là sự thật ở Việt Nam chăng? Hay là họ đã bị “mắc mưu” của những kẻ xấu chỉ muốn bịa đặt ra những điều không có để chống phá Việt Nam?

Giống như Hà Yên, nhà nước cho thợ viết Quang Hà phản ứng trên báo Nhân Dân ngày 20-9 (2007): “Với những nội dung phi lý, không có cơ sở thực tế, Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2007 cố tình dựng lên bức tranh u ám về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, tảng lờ sự khác nhau giữa vấn đề tự do tôn giáo với các hoạt động vi phạm pháp luật mà bản chất là hoạt động chính trị phi pháp. Dự luật HR 3096 là sự phụ họa, tiếp tay cho một nhóm cực đoan người Việt sinh sống chủ yếu ở nước ngoài.”
“Không chỉ thiếu thiện chí, Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2007 còn sử dụng nhân quyền như là một “con bài” mặc cả đối với lương tri, bởi người ta đe dọa sẽ áp dụng một biện pháp chế tài là không tăng các khoản viện trợ không nhân đạo cho Việt Nam cho tới khi đạt được các tiến bộ về nhân quyền theo những tiêu chuẩn của họ.”

Quang Hà còn lớn tiếng dậy người: “Nhân quyền là quyền được làm người, quyền được cống hiến cho xã hội, quyền được hưởng thụ các thành quả do mỗi người cùng với cộng đồng của mình đã lao động để làm ra…” “Như vậy, muốn có “nhân quyền”, con người phải được sinh tồn trong một đất nước độc lập và tự do, được làm chủ vận mệnh của Tổ quốc mình, được sống trong một chế độ chính trị – xã hội ổn định, có khả năng vừa xác lập một cách công khai các quyền cơ bản của con người, vừa tạo ra những điều kiện vật chất – tinh thần để thực hiện các quyền cơ bản đó…”
“Và đây cũng là mục đích mà Ðảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam đã và đang phấn đấu để đem lại thành quả cho toàn dân. Ðể có nhân quyền, hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân Việt Nam cùng Ðảng Cộng sản của mình đã trải qua những chặng đường đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập dân tộc, để mỗi người dân Việt Nam được sống trong một xã hội mà nhân quyền được đề cao và tôn trọng.”

Quang Hà thử sờ lên gáy xem những lời vừa khoe khoang có đúng với tình hình thực tế và cuộc sống của người Việt Nam ở trong nước không.

Mỗi người Việt Nam ngày nay có được hưởng tất cả các quyền tự do của con người và quyền làm người của họ có được nhà nước tôn trọng không?

JPEG - 19.6 kb

Nếu được tôn trọng như Hiến pháp quy định thì tại sao Nhà nước còn độc quyền cai trị đất nước? Còn độc tài, độc đảng, độc quyền tự do ngôn luận và tiếp tục kiểm soát nhân dân từ miếng ăn đến tiếng nói. Nếu đã có tự do và dân chủ thì tại sao người dân chưa được quyền làm chủ đất nước, hãy còn phải làm theo lệnh “đảng cử dân bầu” trong các cuộc bầu Đại biều Quốc hội? Và tại sao đảng cứ dành quyền độc diễn trong mọi sinh hoạt đoàn thể, tổ chức xã hội, không cho người dân tự quyến ứng cử mà không phải qua cuộc sàng lọc của tổ chức của đảng là Mặt trận Tổ quốc?

Việc tổ chức bầu cử Quốc hội khóa XII hồi tháng 5/2007 là một bằng chứng của “nền dân chủ một chiều”.

Như vậy thì thà đừng có phản ứng với những chỉ trích thiếu tự do tôn giáo và không có nhân quyền còn hơn nói sai mà ân hận cả đời.

Phạm Trần
(20/09/07)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.